Điều 43 Thông tư 38/2014/TT-BGTVT về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 43. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
1. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng xe tra nạp dưới cánh tàu bay, ngoài các quy định tại
2. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng xe tra nạp trên cánh tàu bay, ngoài các quy định tại
a) Nếu các nắp thùng nhiên liệu của tàu bay đã bị tháo ra trước khi tiến hành các bước tra nạp nhiên liệu, cần phải lắp lại và để hơi nhiên liệu phân tán hết trong khu vực cho phép trước khi bắt đầu quá trình nạp nhiên liệu. Quá trình này có thể thay đổi tùy theo loại tàu bay và cần chú ý thực hiện như sau: cho miệng ống tiếp xúc với bề mặt kim loại của cánh tàu bay để cân bằng hiệu điện thế; mở nắp cửa nạp nhiên liệu trên cánh; gắn kẹp của họng nạp với điểm nối hoặc nắp cửa nhập nhiên liệu (nếu điểm nối thích hợp hoặc cửa nạp có sẵn trên tàu bay), trong khi nắp thùng nhiên liệu của tàu bay vẫn đóng; mở nắp thùng nhiên liệu của tàu bay; đưa ống nạp nhiên liệu vào, gắn chặt vào cửa nạp và tiến hành nạp nhiên liệu;
b) Các cảnh báo bổ sung đối với quá trình nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay: các đồ vật mang theo người của nhân viên tra nạp có thể rơi vào trong thùng nhiên liệu tàu bay; các ống tra nạp phải được đặt qua phía trước cánh tàu bay đến cửa nạp nhiên liệu (không được qua phía sau cánh của tàu bay) để tránh những hư hại có thể xảy ra với tàu bay; phải dùng thang và đệm lót để tránh hư hại đối với tàu bay do cọ xát trong khi tra nạp nhiên liệu; các vòi tra nạp trên cánh phải được đóng mở bằng tay và không được phép dùng chèn để mở cò tra nạp.
3. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng xe truyền tiếp nhiên liệu dưới cánh tàu bay, ngoài các quy định nêu tại
a) Phải kiểm tra chủng loại nhiên liệu ở hố van và xe truyền tiếp nhiên liệu trước khi nối ống; hố van và ống hút kết nối giữa van ngầm với xe truyền tiếp nhiên liệu phải có các biển báo hoặc cắm cờ có màu sắc dễ nhận biết về ban ngày và ban đêm, có thể sử dụng nguồn sáng màu an toàn chiếu dọc ống hút đến hố van để cảnh báo, phòng tránh các phương tiện khác phục vụ tàu bay chèn, cán lên; nối dây truyền tĩnh điện với tàu bay; gắn dây buộc vào van ngầm, đảm bảo van ngầm vẫn đóng bằng cách giật dây buộc để đóng van; đặt dây buộc trên sân đỗ sao cho dễ quan sát và sẵn sàng nạp nhiên liệu, đồng thời để các nhân viên khác trên sân bay có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; lau sạch cặn bẩn hoặc hơi nước trên khớp nối giữa van ngầm và đầu khớp nối (coupling); lắp khớp nối của ống xe truyền tiếp nhiên liệu vào hố van ngầm và họng tra nạp vào tàu bay (phải kiểm tra các cửa nạp nhiên liệu của tàu bay); mở khớp nối của họng nạp và khớp nối cửa nạp tàu bay nếu khớp nối được điều khiển bằng tay;
b) Kích hoạt hệ thống điều khiển cầm tay (Deadman) để bắt đầu tra nạp: khi kết thúc quá trình nạp nhiên liệu, thực hiện các bước ngược lại theo thứ tự đã được thực hiện (tháo trước lắp sau). Nhân viên tra nạp trước khi rời khỏi vị trí phải đóng hố van, họng tiếp nhiên liệu; phải đậy nắp che bụi của van và các đầu khớp nối mỗi khi không sử dụng; xả lấy mẫu phải được thực hiện và kiểm tra theo quy định tại
4. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay bằng xe truyền tiếp nhiên liệu trên cánh tàu bay
a) Không được nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay từ hệ thống tra nạp bằng đường ống ngầm qua các xe truyền tiếp nhiên liệu do có thể gây rò tràn do áp suất cao;
b) Chỉ áp dụng trường hợp này khi xe truyền tiếp nhiên liệu đã được thiết kế để có thể nạp nhiên liệu từ trên cánh tàu bay và xe không lắp bộ phận giải phóng xe khẩn cấp;
c) Mọi quá trình nạp nhiên liệu trên cánh tàu bay từ xe truyền tiếp nhiên liệu phải được hai nhân viên thực hiện theo quy trình đã được thông qua trong đó một người phải giữ bằng bộ điều khiển cầm tay (deadman) và dây giật của hố van trong suốt quá trình nạp.
Thông tư 38/2014/TT-BGTVT về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 38/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/09/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 889 đến số 890
- Ngày hiệu lực: 01/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt
- Điều 3. Thủ tục cấp Giấy phép dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không
- Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không
- Điều 5. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không
- Điều 6. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 7. Yêu cầu thử nghiệm mẫu
- Điều 8. Phụ gia
- Điều 9. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không
- Điều 10. Bể chứa, bể xả đáy và các thiết bị an toàn
- Điều 11. Hệ thống công nghệ kho nhiên liệu hàng không
- Điều 12. Thiết bị lọc nhiên liệu
- Điều 13. Xe ô tô xi téc vận chuyển nhiên liệu bằng đường bộ
- Điều 14. Tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 15. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu bằng đường sắt
- Điều 16. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
- Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu
- Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu
- Điều 20. Quy định chung khi tiếp nhận nhiên liệu hàng không
- Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không nhập khẩu vào kho đầu nguồn
- Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển nội địa bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống
- Điều 24. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng xe ô tô xi téc vào kho sân bay
- Điều 25. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt
- Điều 26. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu sau khi tiếp nhận
- Điều 29. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển
- Điều 30. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan
- Điều 31. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ô tô, xi téc đường sắt
- Điều 32. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp
- Điều 33. Xả hệ thống đường ống nạp ngầm
- Điều 34. Vệ sinh, bảo dưỡng các hố van và cảnh báo an toàn ở nắp các hố van
- Điều 35. Hệ thống bấm dừng khẩn cấp
- Điều 36. Vận hành hệ thống tra nạp ngầm
- Điều 37. Bảo vệ ca-tốt
- Điều 38. Độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm
- Điều 39. Thiết bị giảm chấn, van điều áp
- Điều 40. Van xả khí ở các vị trí cao của đường ống
- Điều 41. Các buồng van của đường ống
- Điều 42. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 43. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 44. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ
- Điều 45. Tra nạp hoặc hút nhiên liệu khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay
- Điều 46. Tra nạp khi động cơ phụ của tàu bay (APU) đang hoạt động
- Điều 47. Tra nạp khi xe cung cấp điện (GPU) cho tàu bay đang hoạt động.
- Điều 48. Tra nạp khi một động cơ tàu bay đang hoạt động
- Điều 49. Tra nạp khi hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay đang hoạt động
- Điều 50. Tra nạp nhiên liệu trong nhà để tàu bay (hangar)
- Điều 51. Tra nạp nhiên liệu khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
- Điều 52. Cảnh báo bom trên tàu bay đã được nạp nhiên liệu
- Điều 53. Hút nhiên liệu từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay