Điều 12 Thông tư 38/2014/TT-BGTVT về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 12. Thiết bị lọc nhiên liệu
1. Các kho nhiên liệu đầu nguồn, kho trung chuyển, kho sân bay và trên hệ thống công nghệ xuất nhập của kho phải có thiết bị lọc nhiên liệu theo tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với nhiên liệu Jet A-1
a) Tại các kho đầu nguồn, kho trung chuyển: Tại các nơi cấp nhiên liệu cho xe ô tô và tại đầu vào của đường ống vận chuyển phải lắp lưới lọc với ít nhất 200 mắt/inch2 (60micron). Khi vận chuyển nhiên liệu thẳng từ kho đầu nguồn tới kho sân bay thì tiêu chuẩn lọc tối thiểu phải là thiết bị lọc tĩnh (Microfilter) hoặc thiết bị lọc, tách (Pilter/ Separator) theo tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tại kho sân bay: Hệ thống công nghệ nhập nhiên liệu phải lắp thiết bị lọc, tách (Filter/ Separator) tại vị trí gần bể tiếp nhận. Hệ thống công nghệ xuất nhiên liệu (xuất cho xe vận chuyển, xe tra nạp, xuất vào hệ thống tra nạp ngầm) phải lắp thiết bị lọc, tách (Filter/ Separator) tại vị trí gần điểm cấp phát. Có thể lắp đặt một thiết bị lọc tinh trước thiết bị lọc, tách để loại bỏ tạp chất rắn và kéo dài tuổi thọ của các lõi lọc kết tụ lắp trong thiết bị lọc/ tách nước. Tiêu chuẩn của thiết bị lọc tinh và thiết bị lọc, tách quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Khi cần phải cung cấp nhiên liệu phản lực có pha phụ gia ức chế đóng băng (FSII), được phép sử dụng thiết bị lọc, tách nước loại M hoặc M100 theo EI 1581, phiên bản 5. Việc cho phụ gia (DIEGME) sau lọc là phương pháp được lựa chọn cho việc nạp nhiên liệu phản lực có FSII lên tàu bay. Thiết bị lọc hấp thụ không được sử dụng với nhiên liệu chứa FSII.
c) Đối với kho sân bay địa phương hiện đang sử dụng một lọc cho cả tiếp nhận và cấp phát cho xe tra nạp: Thiết bị lọc phải đáp ứng tiêu chuẩn EI 1581, phiên bản hiện hành, người sử dụng phải có biện pháp tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng.
3. Đối với xăng tàu bay (Avgas) phải lắp thiết bị lọc, tách (Filter/ Separator) trên hệ thống công nghệ nhập, xuất xăng tàu bay. Tiêu chuẩn của thiết bị lọc, tách quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Các thiết bị lọc nhiên liệu hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế lõi lọc theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong trường hợp bắt buộc phải nhập, xuất nhiên liệu Jet A-l không có phụ gia chống tĩnh điện thì phải điều chỉnh lưu lượng bơm tiếp nhận, cấp phát sao cho thời gian di chuyển nhiên liệu từ bộ lọc đến điểm tiếp nhận, cấp phát tối thiểu 30 giây hoặc phải giảm 50 % lưu lượng bơm.
Thông tư 38/2014/TT-BGTVT về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 38/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/09/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 889 đến số 890
- Ngày hiệu lực: 01/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt
- Điều 3. Thủ tục cấp Giấy phép dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không
- Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không
- Điều 5. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không
- Điều 6. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 7. Yêu cầu thử nghiệm mẫu
- Điều 8. Phụ gia
- Điều 9. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không
- Điều 10. Bể chứa, bể xả đáy và các thiết bị an toàn
- Điều 11. Hệ thống công nghệ kho nhiên liệu hàng không
- Điều 12. Thiết bị lọc nhiên liệu
- Điều 13. Xe ô tô xi téc vận chuyển nhiên liệu bằng đường bộ
- Điều 14. Tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 15. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu bằng đường sắt
- Điều 16. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
- Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu
- Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu
- Điều 20. Quy định chung khi tiếp nhận nhiên liệu hàng không
- Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không nhập khẩu vào kho đầu nguồn
- Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển nội địa bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống
- Điều 24. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng xe ô tô xi téc vào kho sân bay
- Điều 25. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt
- Điều 26. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu sau khi tiếp nhận
- Điều 29. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển
- Điều 30. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan
- Điều 31. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ô tô, xi téc đường sắt
- Điều 32. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp
- Điều 33. Xả hệ thống đường ống nạp ngầm
- Điều 34. Vệ sinh, bảo dưỡng các hố van và cảnh báo an toàn ở nắp các hố van
- Điều 35. Hệ thống bấm dừng khẩn cấp
- Điều 36. Vận hành hệ thống tra nạp ngầm
- Điều 37. Bảo vệ ca-tốt
- Điều 38. Độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm
- Điều 39. Thiết bị giảm chấn, van điều áp
- Điều 40. Van xả khí ở các vị trí cao của đường ống
- Điều 41. Các buồng van của đường ống
- Điều 42. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 43. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 44. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ
- Điều 45. Tra nạp hoặc hút nhiên liệu khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay
- Điều 46. Tra nạp khi động cơ phụ của tàu bay (APU) đang hoạt động
- Điều 47. Tra nạp khi xe cung cấp điện (GPU) cho tàu bay đang hoạt động.
- Điều 48. Tra nạp khi một động cơ tàu bay đang hoạt động
- Điều 49. Tra nạp khi hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay đang hoạt động
- Điều 50. Tra nạp nhiên liệu trong nhà để tàu bay (hangar)
- Điều 51. Tra nạp nhiên liệu khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
- Điều 52. Cảnh báo bom trên tàu bay đã được nạp nhiên liệu
- Điều 53. Hút nhiên liệu từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay