Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản đồ phục vụ kiểm kê là sản phẩm trung gian, thể hiện ranh giới, vị trí, hiện trạng rừng được xây dựng trong quá trình kiểm kê rừng.
2. Chủ rừng nhóm I gồm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
3. Chủ rừng nhóm II gồm các chủ rừng là tổ chức.
4. Đường phát thải tham chiếu rừng là đường chuẩn để tính lượng giảm phát thải các-bon do mất rừng và suy thoái rừng.
5. Đường tham chiếu rừng là đường chuẩn để tính lượng tăng hấp thụ các-bon từ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
6. Hệ thống số liệu điều tra gốc là các phiếu, biểu ghi chép số liệu thực tế trong quá trình điều tra rừng.
7. Lô kiểm kê rừng là một đơn vị đồng nhất về trạng thái, thuộc một chủ rừng, có diện tích tối thiểu là 0,3 ha để kiểm kê rừng, thống kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng. Trường hợp diện tích của một chủ quản lý riêng biệt nhỏ hơn 0,3 ha, thì diện tích lô kiểm kê tối thiểu bằng diện tích của chủ quản lý.
8. Lô trạng thái rừng là đơn vị diện tích rừng tương đối đồng nhất về nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, thành phần loài cây và trữ lượng.
9. Ô tiêu chuẩn điều tra rừng là một diện tích rừng được xác định để thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực điều tra.
10. Rừng cây lá rộng là rừng có các loài cây gỗ lá rộng chiếm trên 75% số cây.
11. Rừng cây lá kim là rừng có các loài cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
12. Rừng cau dừa là rừng có thành phần chính là các loài họ cau chiếm trên 75% số cây.
13. Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim là rừng có các loài cây gỗ lá rộng và cây lá kim với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
14. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa là rừng có độ tàn che của các loài cây gỗ chiếm từ 50% độ tàn che của rừng trở lên.
15. Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ là rừng có độ tàn che của các loài tre, nứa chiếm trên 50% độ tàn che của rừng.
16. Rừng lá rộng thường xanh là rừng có các loài cây gỗ, lá rộng, xanh quanh năm chiếm trên 75% số cây.
17. Rừng lá rộng rụng lá là rừng có các loài cây gỗ, rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm trên 75% số cây.
18. Rừng lá rộng nửa rụng lá là rừng có các loài cây gỗ thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
19. Rừng tre nứa là rừng có thành phần chính là các loài cây thuộc phân họ tre nứa chiếm 75% số cây trở lên.
Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 33/2018/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 281 đến số 282
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành
- Điều 5. Phân chia rừng theo điều kiện lập địa
- Điều 6. Phân chia rừng theo loài cây
- Điều 7. Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng
- Điều 8. Diện tích chưa có rừng
- Điều 9. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
- Điều 10. Điều tra diện tích rừng
- Điều 11. Điều tra trữ lượng rừng
- Điều 12. Điều tra cấu trúc rừng
- Điều 13. Điều tra tăng trưởng rừng
- Điều 14. Điều tra tái sinh rừng
- Điều 15. Điều tra lâm sản ngoài gỗ
- Điều 16. Điều tra lập địa
- Điều 17. Điều tra cây cá lẻ
- Điều 18. Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
- Điều 19. Điều tra đa dạng thực vật rừng
- Điều 20. Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
- Điều 21. Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng
- Điều 22. Điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng
- Điều 23. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
- Điều 24. Phương pháp điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
- Điều 25. Nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê rừng
- Điều 26. Quy trình kiểm kê rừng
- Điều 27. Kiểm kê theo trạng thái
- Điều 28. Kiểm kê theo chủ quản lý
- Điều 29. Kiểm kê theo mục đích sử dụng
- Điều 30. Thành quả kiểm kê
- Điều 31. Lập hồ sơ quản lý rừng
- Điều 32. Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng
- Điều 33. Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng
- Điều 34. Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng
- Điều 35. Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng
- Điều 36. Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng
- Điều 37. Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân
- Điều 38. Thành quả theo dõi diễn biến rừng