Chương 5 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 32. Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng
1. Nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng:
a) Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng;
b) Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng;
c) Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng;
d) Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân.
2. Yêu cầu theo dõi diễn biến rừng:
a) Sử dụng kết quả kiểm kê rừng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trung tâm đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm) làm dữ liệu gốc để thực hiện theo dõi diễn biến rừng hằng năm. Dữ liệu công bố năm trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi diễn biến rừng năm sau;
b) Sử dụng Phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
b) Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính cá nhân, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động.
Điều 33. Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng
1. Thu thập thông tin biến động về rừng:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có biến động về diện tích rừng, chủ rừng nhóm II có trách nhiệm báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện, chủ rừng nhóm I có trách nhiệm báo cáo kiểm lâm địa bàn về biến động diện tích rừng được giao, được thuê, cán bộ kiểm lâm địa bàn báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện biến động về rừng đối với những diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và tiếp nhận, thu thập và kiểm tra, xác minh thông tin biến động về rừng do các chủ rừng nhóm I báo cáo;
b) Mẫu báo cáo thông tin biến động về diện tích rừng theo Biểu số 01 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
2. Thời điểm xác định có biến động về rừng theo các nguyên nhân quy định như sau:
a) Có biên bản nghiệm thu kết quả trồng rừng hoặc sau khi kết thúc thời vụ trồng rừng, kết quả khoanh nuôi tái sinh thành rừng theo các nguyên nhân tại
b) Sau 03 năm kể từ ngày có biên bản nghiệm thu kết quả trồng rừng hoặc sau khi kết thúc thời vụ trồng rừng năm thứ nhất đối với nguyên nhân tại
c) Thời điểm kết thúc việc khai thác chính rừng trồng đối với nguyên nhân tại
d) Biên bản kiểm tra xác định diện tích rừng bị thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền đối với các nguyên nhân quy định tại các
đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành khai thác tận dụng gỗ và lâm sản của cấp có thẩm quyền đối với nguyên nhân quy định tại
e) Các văn bản hoặc biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập đối với các nguyên nhân quy định tại
3. Cập nhật diễn biến rừng:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về biến động rừng của chủ rừng hoặc cán bộ kiểm lâm địa bàn, Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra hồ sơ diễn biến rừng; kiểm tra xác minh tại hiện trường; cập nhật diễn biến vào phần mềm cập nhật diễn biến rừng và đồng bộ kết quả cập nhật lên dữ liệu trung tâm;
b) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu, kết quả cập nhật diễn biến rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện báo cáo; tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của toàn tỉnh;
c) Cục Kiểm lâm tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng toàn quốc;
d) Nội dung thu thập và cập nhật thông tin biến động về rừng quy định tại các
4. Phê duyệt và công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng
a) Hồ sơ phê duyệt kết quả, bao gồm: Tờ trình phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng; biểu kết quả tổng hợp theo các Biểu số 02, 03, 04 và Biểu số 05 Phụ lục IV của Thông tư này; báo cáo đánh giá tình hình diễn biến rừng, phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích rừng, diện tích chưa thành rừng trong kỳ và so với cùng kỳ năm trước; cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, bao gồm: bản đồ hiện trạng rừng và thông tin thuộc tính bản đồ (dạng số);
b) Hạt Kiểm lâm cấp huyện lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công bố hiện trạng rừng, báo cáo Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau;
c) Chi cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hiện trạng rừng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 28 tháng 02 năm sau;
d) Cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Điều 34. Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng
1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng:
a) Rừng tự nhiên và rừng trồng;
b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
c) Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
2. Theo dõi diễn biến diện tích chưa có rừng:
a) Diện tích cây trồng chưa thành rừng;
b) Diện tích khoanh nuôi tái sinh;
c) Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 35. Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng
1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng của các chủ rừng quy định tại Điều 8 của Luật Lâm nghiệp.
2. Theo dõi diễn biến diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Điều 36. Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng
1. Theo dõi diễn biến rừng đặc dụng, bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia.
2. Theo dõi diễn biến rừng phòng hộ, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới, phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
3. Theo dõi diễn biến rừng sản xuất.
Điều 37. Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân
1. Tăng diện tích rừng:
a) Trồng rừng;
b) Rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng;
c) Khoanh nuôi tái sinh đủ tiêu chí thành rừng;
d) Các nguyên nhân khác.
2. Giảm diện tích rừng:
a) Khai thác rừng;
b) Khai thác rừng trái phép;
c) Cháy rừng;
d) Phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng;
đ) Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
e) Các nguyên nhân khác (sâu, bệnh hại rừng, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, băng tuyết...).
Điều 38. Thành quả theo dõi diễn biến rừng
1. Bản đồ kết quả diễn biến rừng sử dụng hệ quy chiếu VN2000, tỷ lệ theo quy định của pháp luật về bản đồ:
a) Cấp xã: tỷ lệ tối thiểu 1/10.000;
b) Cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000;
c) Cấp tỉnh: tỷ lệ 1/100.000;
d) Toàn quốc: tỷ lệ 1/1,000.000;
đ) Bản đồ của chủ rừng nhóm II: tỷ lệ phù hợp với diện tích tương ứng.
2. Biểu tổng hợp theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của các cấp hành chính và chủ rừng nhóm II thực hiện theo các Biểu số 02, 03, 04 và Biểu số 05 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý lưu trữ kết quả theo dõi diễn biến rừng:
a) Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng (dạng giấy và dạng số) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quản lý lưu trữ hằng năm;
b) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp xã được quản lý lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm cấp huyện; dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp huyện được quản lý lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện và chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp tỉnh được quản lý lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; dữ liệu kết quả dạng giấy toàn quốc được lưu trữ tại Cục Kiểm lâm;
c) Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp.
Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 33/2018/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 281 đến số 282
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành
- Điều 5. Phân chia rừng theo điều kiện lập địa
- Điều 6. Phân chia rừng theo loài cây
- Điều 7. Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng
- Điều 8. Diện tích chưa có rừng
- Điều 9. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
- Điều 10. Điều tra diện tích rừng
- Điều 11. Điều tra trữ lượng rừng
- Điều 12. Điều tra cấu trúc rừng
- Điều 13. Điều tra tăng trưởng rừng
- Điều 14. Điều tra tái sinh rừng
- Điều 15. Điều tra lâm sản ngoài gỗ
- Điều 16. Điều tra lập địa
- Điều 17. Điều tra cây cá lẻ
- Điều 18. Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
- Điều 19. Điều tra đa dạng thực vật rừng
- Điều 20. Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
- Điều 21. Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng
- Điều 22. Điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng
- Điều 23. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
- Điều 24. Phương pháp điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
- Điều 25. Nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê rừng
- Điều 26. Quy trình kiểm kê rừng
- Điều 27. Kiểm kê theo trạng thái
- Điều 28. Kiểm kê theo chủ quản lý
- Điều 29. Kiểm kê theo mục đích sử dụng
- Điều 30. Thành quả kiểm kê
- Điều 31. Lập hồ sơ quản lý rừng
- Điều 32. Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng
- Điều 33. Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng
- Điều 34. Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng
- Điều 35. Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng
- Điều 36. Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng
- Điều 37. Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân
- Điều 38. Thành quả theo dõi diễn biến rừng