Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 3 Thông tư 29/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Mục 2. XÁC ĐỊNH CHIỀU RỘNG, RANH GIỚI HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN

Điều 17. Quy trình kỹ thuật xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

1. Tính toán, xác định các khoảng cách phục vụ xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên từng mặt cắt đặc trưng, bao gồm:

a) Khoảng cách tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía đảo nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ký hiệu là Dsl (sau đây gọi chung là khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng);

b) Khoảng cách tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía đảo nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ, ký hiệu là Dst (sau đây gọi chung là khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái);

c) Khoảng cách tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía đảo nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển, ký hiệu là Dtc (sau đây gọi chung là khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển).

2. Xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên từng mặt cắt đặc trưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.

3. Xác định ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.

Điều 18. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

1. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xác định là khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách sau đây:

a) Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển;

b) Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra.

2. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển

a) Trường hợp các khu vực bờ biển có dạng bãi cát, bãi bùn, vật liệu dễ bị sạt lở có độ dốc nhỏ hơn 1:6, việc tính toán khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển bao gồm khoảng cách sạt lở bờ biển do nước biển dâng, khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn và khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn theo công thức sau:

Dslb = Dnbd Ddh Dnh

Trong đó:

Dslb: khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển (m);

Dnbd: khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng (m), được xác định theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;

Ddh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn (m), được xác định theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;

Dnh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn (m), được xác định theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;

Trường hợp độ dốc bãi biển lớn hơn 1:6 trong điều kiện ổn định hoặc 1:10 trong điều kiện không ổn định thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển phải tính đến yếu tố ổn định về mặt địa chất được xác định bằng tổng khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển quy định tại Điểm này và một khoảng cách tối thiểu bằng 2,5 lần chiều cao cồn cát hoặc dốc cát tính từ đỉnh cồn cát hoặc dốc cát;

b) Trường hợp bờ biển có dạng bờ vách đá hoặc công trình kiên cố nhằm bảo vệ đường bờ thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển được xác định bằng 0 m;

Trường hợp bờ biển có dạng đất đá hỗn hợp thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển tối thiểu bằng 30 m tính từ đường thảm thực vật tự nhiên về phía đất liền.

3. Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xác định trên cơ sở tài liệu địa hình và mực nước biển dâng do biến đối khí hậu, do bão và do sóng leo theo công thức sau đây:

Trong đó:

Dnl: khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt ven biển (m);

Hnbd: mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (m), được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư này;

Hb: mực nước biển dâng do bão (m), được xác định theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;

Hsl: mực nước biển dâng do sóng leo (m), được xác định theo quy định tại Điều 23 Thông tư này;

tanβ: độ dốc trung bình của khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tại mặt cắt đặc trưng.

Điều 19. Xác định khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng

1. Việc xác định khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng được tính toán trên cơ sở mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu và độ dốc bãi biển, được xác định theo công thức sau đây:

Trong đó:

Dnbd: khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng (m);

∆S: mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (m), được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

tan g: độ dốc bãi biển tại mặt cắt đặc trưng tính từ đường mực nước triều trung bình nhiều năm đến độ sâu d được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Việc xác định mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu được lấy theo kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố gần nhất với thời điểm thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.

3. Độ sâu d dùng để tính toán độ dốc bãi biển tại mặt cắt đặc trưng được xác định theo công thức sau đây:

Trong đó:

He: chiều cao sóng có nghĩa (m);

Te: chu kỳ sóng có nghĩa tương ứng (s);

g: gia tốc trọng trường (9,81m/s2).

Điều 20. Xác định khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn

1. Việc xác định khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Đánh giá cân bằng vận chuyển bùn cát tại khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

b) Xác định tốc độ sạt lở trung bình hàng năm trong dài hạn (R); trường hợp bồi tụ, tốc độ sạt lở trung bình hàng năm được lấy bằng 0;

c) Xác định khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn theo công thức sau đây:

Ddh = 50 x R

Trong đó:

Ddh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn (m);

R: tốc độ sạt lở trung bình hằng năm (m/năm) được xác định theo quy định tại Điểm c Khoản này.

2. Việc đánh giá cân bằng vận chuyển bùn cát tại khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, bao gồm những nội dung sau đây:

a) Đánh giá nguồn bùn cát được cung cấp từ các quá trình tự nhiên và các hoạt động của con người tại khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

b) Đánh giá lượng bùn cát hao hụt do khai thác cát, cát bay, cát nhảy;

c) Đánh giá vận chuyển bùn cát ngang bờ và dọc bờ;

d) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của con người tới cân bằng vận chuyển bùn cát của khu vực, đường bờ và diễn biến đường bờ.

3. Việc xác định tốc độ sạt lở trung bình hàng năm trong dài hạn phải căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của con người tới cân bằng vận chuyển bùn cát của khu vực, đường bờ và diễn biến đường bờ được quy định tại Khoản 2 Điều này theo các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp các hoạt động của con người không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới đường bờ thì xác định xu thế diễn biến đường bờ trong dài hạn bằng tư liệu ảnh viễn thám, số liệu đo đạc, khảo sát khi bảo đảm điều kiện có đủ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 05 năm theo quy định tại Khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp các hoạt động của con người có ảnh hưởng làm biến động đường bờ hoặc không có ảnh hưởng làm biến động đường bờ nhưng không đủ dữ liệu ảnh viễn thám, đo đạc, khảo sát thì tiến hành mô hình mô phỏng diễn biến đường bờ. Việc sử dụng mô hình mô phỏng diễn biến đường bờ được xác định theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.

4. Việc xác định xu thế diễn biến đường bờ trong dài hạn bằng tư liệu ảnh viễn thám, số liệu đo đạc, khảo sát được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Xác định khoảng cách từ đường đẳng cao 03 m tới đường mực nước triều trung bình nhiều năm trên mặt cắt đặc trưng tương ứng với các thời điểm có dữ liệu đường bờ;

b) Thể hiện khoảng cách được xác định theo quy định tại Điểm a Khoản này theo thời gian tại từng mặt cắt đặc trưng;

c) Đánh giá, xác định xu thế diễn biến đường bờ tại từng mặt cắt đặc trưng.

Điều 21. Xác định khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn

1. Khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn được xác định tương ứng với tần suất 1% và được thực hiện theo các phương pháp sau đây:

a) Phương pháp phân tích thống kê trong trường hợp chuỗi số liệu có tối thiểu 20 giá trị về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng thời điểm trước và sau khi xảy ra bão;

b) Phương pháp mô hình tham số thực nghiệm trong trường hợp chuỗi số liệu có từ 10 đến 20 giá trị về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng thời điểm trước và sau khi xảy ra bão;

c) Phương pháp mô hình vận chuyển bùn cát ngang bờ do bão gây ra trong trường hợp chuỗi số liệu có ít hơn 10 giá trị về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng thời điểm trước và sau khi xảy ra bão.

2. Việc sử dụng phương pháp phân tích thống kê được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Xác định chuỗi dữ liệu về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng từ số liệu đo đạc, khảo sát thực địa, ảnh viễn thám sau khi đã loại bỏ xu thế sạt lở bờ biển trong dài hạn được xác định theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

Trường hợp sử dụng ảnh viễn thám phải tiến hành nắn chỉnh ảnh viễn thám theo các quy định kỹ thuật hiện hành;

b) Xác định mô hình thống kê của chuỗi số liệu được xác định tại Điểm a Khoản này;

c) Xác định khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn theo công thức sau đây:

Dnh = Z Do Dtb

Trong đó:

Dnh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn (m);

Z: tham số của mô hình thống kê được xác định theo quy định tại Điểm b Khoản này với mức bảo đảm 95%;

Do: độ lệch chuẩn của chuỗi số liệu thống kê (m);

Dtb: giá trị trung bình của chuỗi số liệu thống kê (m).

3. Việc sử dụng phương pháp mô hình tham số thực nghiệm được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Xác định chuỗi dữ liệu về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng từ số liệu đo đạc, khảo sát thực địa, ảnh viễn thám sau khi đã loại bỏ xu thế sạt lở bờ biển trong dài hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

Trường hợp sử dụng ảnh viễn thám phải tiến hành nắn chỉnh ảnh viễn thám theo các quy định kỹ thuật hiện hành;

b) Xác định khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn theo công thức sau đây:

Dnh = A x ER - C

Trong đó:

Dnh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn (m);

ER: tham số thực nghiệm, có giá trị được tính toán theo các công thức thực nghiệm đánh giá nguy cơ sạt lở bờ biển quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này tương ứng với trường hợp tương quan giữa Dnh được xác định theo công thức trên và chuỗi số liệu về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng quy định tại Điểm a Khoản này là tốt nhất;

A, C: các hệ số, có giá trị được xác định từ chuỗi số liệu về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng theo quy định tại Điểm a Khoản này và giá trị Dnh tính theo công thức trên.

4. Việc sử dụng mô hình vận chuyển bùn cát ngang bờ do bão gây ra được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.

Trường hợp có từ 05 đến 09 giá trị về khoảng cách sạt lở bờ biển tại mặt cắt đặc trưng thời điểm trước và sau khi xảy ra bão, kết quả tính toán từ mô hình cần được so sánh với kết quả tính từ phương pháp mô hình tham số thực nghiệm để xác định khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn.

Điều 22. Xác định mực nước biển dâng do bão

Việc xác định mực nước biển dâng do bão (Hb) ở khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này tương ứng với tần suất 2% và chi tiết cho từng mặt cắt đặc trưng.

Điều 23. Xác định mực nước biển dâng do sóng leo

1. Việc xác định mực nước biển dâng do sóng leo (Hsl) được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Xác định chuỗi số liệu sóng ven bờ từ kết quả đánh giá đặc điểm, chế độ sóng quy định tại Điều 6 Thông tư này;

b) Tính toán giá trị sóng leo tương ứng với chuỗi số liệu sóng ven bờ đã xác định theo quy định tại Điểm a Khoản này.

Trình tự tính toán giá trị sóng leo quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Trên cơ sở chuỗi giá trị sóng leo đã tính toán theo quy định tại Điểm b Khoản này, áp dụng phương pháp thống kê để tính toán giá trị sóng leo ứng với tần suất 2%.

2. Việc tính toán giá trị sóng leo được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Sử dụng các công thức bán kinh nghiệm quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này để tính toán giá trị sóng leo;

b) Tiến hành đo đạc sóng leo tại thực địa;

c) Lựa chọn kết quả phù hợp nhất với điều kiện của khu vực trên cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa giá trị tính toán theo các công thức bán kinh nghiệm và giá trị đo đạc sóng leo tại thực địa.

Điều 24. Quy định về việc áp dụng mô hình trong tính toán, xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển

1. Căn cứ yêu cầu tính toán, các điều kiện áp dụng mô hình và thực tiễn về các thông tin, dữ liệu đã có để phân tích, lựa chọn mô hình.

2. Trình tự áp dụng mô hình:

a) Chuẩn bị dữ liệu phục vụ tính toán;

b) Xử lý tài liệu địa hình để thiết lập mô hình;

c) Xây dựng miền tính, lưới tính;

d) Thiết lập các điều kiện biên;

đ) Thiết lập các điều kiện ban đầu;

e) Thiết lập các thông số mô hình cơ bản;

g) Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình;

h) Kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả mô hình;

i) Tính toán, mô phỏng theo các kịch bản;

k) Lập báo cáo kết quả tính toán.

3. Đánh giá mức độ chính xác, phù hợp của mô hình được tiến hành khi hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình; kiểm định và đánh giá độ tin cậy của các kết quả mô hình quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều này theo trình tự sau đây:

a) Đánh giá trực quan: được tiến hành thông qua việc so sánh chuỗi số liệu thực đo và chuỗi số liệu tính toán, mô phỏng theo mô hình; so sánh sự đồng bộ giữa hai chuỗi số liệu;

b) Tính toán, xác định mức độ tương quan giữa chuỗi số liệu thực đo và chuỗi số liệu tính toán, mô phỏng theo mô hình;

c) Tính toán hệ số hiệu quả mô hình theo công thức sau:

Trong đó:

E: hệ số hiệu quả của mô hình;

N: độ dài chuỗi số liệu các đặc trưng được tính toán, mô phỏng trong mô hình;

O: giá trị thực đo của đặc trưng được tính toán, mô phỏng trong mô hình;

Otb: giá trị trung bình của chuỗi số liệu thực đo;

S: giá trị tính toán, mô phỏng các đặc trưng.

d) Căn cứ kết quả đánh giá trực quan, đánh giá định lượng theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản này; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải thay đổi giá trị các thông số để hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình hoặc kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả mô hình quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều này.

Điều 25. Xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái

1. Việc xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái (Dst) phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

a) Đặc điểm, đặc trưng, chức năng của hệ sinh thái, các giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên;

b) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới hệ sinh thái cần bảo vệ.

2. Trên cơ sở các yếu tố quy định tại Khoản 1 Điều này, việc xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Sơ bộ xác định khoảng cách cần thiết để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn tác động có hại của hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đến các hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ;

b) Lựa chọn các chuyên gia có năng lực, am hiểu về hệ sinh thái, các giá trị dịch vụ của hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên vùng bờ với cơ cấu phù hợp theo các lĩnh vực chuyên môn có liên quan;

c) Cung cấp thông tin, dữ liệu có liên quan cho chuyên gia;

d) Lấy ý kiến chuyên gia về khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái đã được sơ bộ xác định tại Điểm a Khoản này thông qua bảng câu hỏi hoặc tổ chức hội thảo lấy ý kiến trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác;

đ) Tổng hợp ý kiến chuyên gia và xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái.

Điều 26. Xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với bin

Việc xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển (Dtc) được thực hiện như sau:

1. Sơ bộ xác định khoảng cách cần thiết để bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển trên cơ sở mật độ dân số tại vùng đất ven biển; thực trạng các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của người dân (du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác của người dân) diễn ra tại vùng bờ; số lượng người dân tại vùng đất ven biển có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào biển; hiện trạng và quy hoạch các công trình xây dựng tại khu vực; nhu cầu thực tiễn của người dân tiếp cận với biển.

2. Lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, chuyên gia có liên quan về khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển đã được sơ bộ xác định tại Điểm a Khoản này thông qua bảng câu hỏi hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

3. Tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, chuyên gia và xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Điều 27. Lập bản đồ thể hiện ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

1. Bản đồ thể hiện ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển được thành lập ở Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.

2. Cơ sở toán học: hệ tọa độ, lưới chiếu, điểm khống chế mặt phẳng và độ cao.

3. Tỷ lệ bản đồ nền tùy thuộc vào quy mô diện tích tự nhiên của khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, được lựa chọn để phù hợp, thuận tiện cho công tác thành lập, sử dụng, nhân bản và bảo quản.

4. Các yếu tố nội dung của bản đồ nền dùng để lập bản đồ thể hiện ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển gồm các yếu tố cơ sở địa lý liên quan, ranh giới địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ và các yếu tố địa danh, địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng. Chi tiết các yếu tố nội dung nền địa lý tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

5. Nội dung chuyên đề:

a) Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển, các yếu tố địa vật mà ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển chồng lấn phải vẽ đầy đủ;

b) Các đường ranh giới ngoài của khu bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; đường ranh giới về phía đất liền của hành lang bảo vệ đê biển theo quy định của pháp luật về đê điều (nếu có) phải được thể hiện trên bản đồ ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển.

Thông tư 29/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 29/2016/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 12/10/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1203 đến số 1204
  • Ngày hiệu lực: 28/11/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH