Điều 26 Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 26. Xử lý trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
1. Trong quá trình kiểm tra hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia, nếu phát hiện sự không phù hợp với yêu cầu quy định, việc xử lý thực hiện như sau:
a) Đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia tạm dừng sử dụng chuẩn quốc gia đó và chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra về đo lường;
b) Trong thời gian ba (03) ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia;
c) Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính, việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, nếu phát hiện sự không phù hợp với yêu cầu quy định, việc xử lý thực hiện như sau:
a) Đoàn kiểm tra yêu cầu nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đó, đồng thời tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra về đo lường;
b) Trong thời gian ba (03) ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm để cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp (theo Mẫu 6. TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra về đo lường.
Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm chỉ được tiếp tục thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm khi đã khắc phục, sửa chữa theo đúng các yêu cầu của đoàn kiểm tra và báo cáo việc khắc phục, sửa chữa bằng văn bản cho cơ quan chủ trì kiểm tra.
3. Trường hợp phát hiện nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân đó vẫn tiếp tục vi phạm hoặc quá thời hạn tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này mà cơ sở không hoàn thành các biện pháp khắc phục thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:
a) Đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì kiểm tra yêu cầu nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm dừng ngay hành vi vi phạm;
b) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra lập biên bản niêm phong (theo Mẫu 8. BBNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và tổ chức niêm phong (tem niêm phong theo Mẫu 9. TNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) chuẩn đo lường, trang thiết bị để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp quy định. Trường hợp nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đại diện tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được kiểm tra không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”. Biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý. Trong thời gian ba (03) ngày làm việc, cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định;
c) Trong thời gian ba (03) ngày làm việc, đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định của pháp luật về đo lường.
Hồ sơ chuyển Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bao gồm: Quyết định kiểm tra; biên bản kiểm tra; các giấy tờ, chứng cứ có liên quan khẳng định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp; biên bản niêm phong; thông báo tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; biên bản vi phạm hành chính; công văn của cơ quan chủ trì kiểm tra đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định của pháp luật về đo lường.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan chủ trì kiểm tra để phối hợp;
d) Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 28/2013/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Việt Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 417 đến số 418
- Ngày hiệu lực: 01/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường, biện pháp kiểm tra đặc thù
- Điều 5. Phương thức kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 6. Xử lý vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 7. Đối tượng kiểm tra khi nhập khẩu
- Điều 8. Miễn kiểm tra khi nhập khẩu
- Điều 9. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu, lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này
- Điều 10. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Thông tư này
- Điều 11. Xử lý trong quá trình kiểm tra khi nhập khẩu đối với các trường hợp không phù hợp quy định
- Điều 12. Đối tượng kiểm tra trong sản xuất
- Điều 13. Cơ quan chủ trì kiểm tra trong sản xuất
- Điều 14. Nội dung kiểm tra trong sản xuất
- Điều 15. Trình tự, thủ tục kiểm tra
- Điều 16. Xử lý trong quá trình kiểm tra trong sản xuất
- Điều 17. Đối tượng kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 18. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 19. Nội dung kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 20. Trình tự, thủ tục kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 21. Xử lý trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 22. Đối tượng kiểm tra
- Điều 23. Cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 24. Nội dung kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 25. Trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 26. Xử lý trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 27. Đối tượng kiểm tra đặc thù
- Điều 28. Cơ quan tổ chức thực hiện kiểm tra đặc thù
- Điều 29. Cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra đặc thù
- Điều 30. Nội dung kiểm tra đặc thù
- Điều 31. Phương tiện kiểm tra đặc thù
- Điều 32. Trình tự, thủ tục kiểm tra đặc thù
- Điều 33. Trang bị, duy trì, sử dụng phương tiện kiểm tra đặc thù, lấy mẫu kiểm tra đặc thù
- Điều 34. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Điều 35. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 36. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp huyện
- Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp xã
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
- Điều 40. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra