Chương 7 Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 34. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Ban hành văn bản kỹ thuật đo lường về trình tự, thủ tục kiểm tra kỹ thuật đo lường đối với từng đối tượng kiểm tra cụ thể.
2. Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này.
3. Phê duyệt chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường.
4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật về kiểm tra cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Kiểm tra hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Tổng hợp, xử lý kết quả hoạt động kiểm tra và định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường.
Điều 35. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Phê duyệt kế hoạch và bảo đảm kinh phí cho hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được phê duyệt.
2. Chỉ đạo Thanh tra Khoa học và Công nghệ của Sở phối hợp tham gia, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đo lường trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường theo quy định.
3. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.
1. Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường theo phân cấp trên địa bàn địa phương và quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng, trình Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch kiểm tra nhà nước về đo lường hàng năm.
3. Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo lường theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra nhà nước về đo lường cho các cơ quan, cá nhân thực hiện kiểm tra ở cấp huyện, cấp xã và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
5. Định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.
Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường theo phân cấp trên địa bàn và quy định tại Thông tư này.
2. Phê duyệt kế hoạch kiểm tra nhà nước về đo lường hàng năm trên địa bàn sau khi có ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ.
3. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
6. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.
Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp xã
1. Chịu trách nhiệm kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.
2. Phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện biện pháp khắc phục của cơ sở được kiểm tra theo thông báo của cơ quan chủ trì kiểm tra.
3. Tuyên truyền, phổ biến quy định về kiểm tra nhà nước về đo lường tại Thông tư này.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
2. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan thực hiện kiểm tra trong kiểm tra nhà nước về đo lường và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công, phân cấp tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này.
Điều 40. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra
1. Thực hiện yêu cầu của đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra; chấp hành kết luận kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Chủ động kiểm tra, kiểm soát đối với: Quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn; quá trình thực hiện phép đo; hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường của cơ sở để bảo đảm phù hợp với yêu cầu quy định.
3. Dừng ngay hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện biện pháp khắc phục trong thời hạn được yêu cầu. Không được tẩu tán, tiêu thụ hoặc thay đổi đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho phép của cơ quan thực hiện kiểm tra.
Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 28/2013/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Việt Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 417 đến số 418
- Ngày hiệu lực: 01/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường, biện pháp kiểm tra đặc thù
- Điều 5. Phương thức kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 6. Xử lý vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 7. Đối tượng kiểm tra khi nhập khẩu
- Điều 8. Miễn kiểm tra khi nhập khẩu
- Điều 9. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu, lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này
- Điều 10. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Thông tư này
- Điều 11. Xử lý trong quá trình kiểm tra khi nhập khẩu đối với các trường hợp không phù hợp quy định
- Điều 12. Đối tượng kiểm tra trong sản xuất
- Điều 13. Cơ quan chủ trì kiểm tra trong sản xuất
- Điều 14. Nội dung kiểm tra trong sản xuất
- Điều 15. Trình tự, thủ tục kiểm tra
- Điều 16. Xử lý trong quá trình kiểm tra trong sản xuất
- Điều 17. Đối tượng kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 18. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 19. Nội dung kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 20. Trình tự, thủ tục kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 21. Xử lý trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 22. Đối tượng kiểm tra
- Điều 23. Cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 24. Nội dung kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 25. Trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 26. Xử lý trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 27. Đối tượng kiểm tra đặc thù
- Điều 28. Cơ quan tổ chức thực hiện kiểm tra đặc thù
- Điều 29. Cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra đặc thù
- Điều 30. Nội dung kiểm tra đặc thù
- Điều 31. Phương tiện kiểm tra đặc thù
- Điều 32. Trình tự, thủ tục kiểm tra đặc thù
- Điều 33. Trang bị, duy trì, sử dụng phương tiện kiểm tra đặc thù, lấy mẫu kiểm tra đặc thù
- Điều 34. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Điều 35. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 36. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp huyện
- Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp xã
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
- Điều 40. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra