Chương 4 Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
KIỂM TRA TRÊN THỊ TRƯỜNG, TRONG SỬ DỤNG
Điều 17. Đối tượng kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
1. Phương tiện đo khi lưu thông trên thị trường hoặc trong sử dụng.
2. Phép đo.
3. Lượng của hàng đóng gói sẵn khi lưu thông trên thị trường.
Điều 18. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì kiểm tra đột xuất đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn trên phạm vi cả nước theo nội dung kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2,
2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn trên địa bàn địa phương theo nội dung kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2,
5. Cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng.
Điều 19. Nội dung kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
1. Nội dung kiểm tra đối với phương tiện đo bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với quy định về việc phê duyệt mẫu, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;
b) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với quy định về thể hiện yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản trên phương tiện đo hoặc trên nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo;
c) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về vận chuyển, bảo quản, lưu giữ;
d) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ sở sản xuất, nhập khẩu công bố (đối với phương tiện đo nhóm 1) hoặc do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành (đối với phương tiện đo nhóm 2);
2. Nội dung kiểm tra đối với phép đo bao gồm:
a) Kiểm tra, xác định sự phù hợp của phương tiện đo, phương pháp đo đã sử dụng và điều kiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường;
b) Kiểm tra chứng chỉ đào tạo theo quy định đối với người thực hiện phép đo;
c) Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa;
d) Kiểm tra sai số của kết quả phép đo so với giới hạn sai số cho phép;
đ) Giới hạn sai số cho phép của kết quả phép đo được xác định trên cơ sở sai số cho phép lớn nhất của phương tiện đo được sử dụng để thực hiện phép đo;
e) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn chi tiết Khoản 2 Điều này.
3. Nội dung kiểm tra đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp của việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa với yêu cầu quy định;
b) Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện dấu định lượng với yêu cầu quy định (đối với hàng đóng gói sẵn nhóm 2);
c) Kiểm tra sự phù hợp của lượng hàng hóa thực tế với yêu cầu quy định.
Điều 20. Trình tự, thủ tục kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
1. Đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đặc thù theo quy định tại Chương VI của Thông tư này, đoàn kiểm tra được phép lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra đối với đối tượng và nội dung kiểm tra trong quyết định kiểm tra.
3. Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến điều kiện vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn cần được kiểm tra.
4. Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra kỹ thuật đo lường theo trình tự, thủ tục như sau:
- Tiến hành quan sát, kiểm tra các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c
- Kiểm tra nội dung quy định tại Điểm d
b.1) Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c
b.2) Kiểm tra sai số của kết quả phép đo theo quy định tại Điểm d
c) Đối với lượng của hàng đóng gói sẵn
- Tiến hành quan sát, kiểm tra các nội dung quy định tại các Điểm a, b
- Kiểm tra nội dung quy định tại Điểm c
5. Trường hợp phát hiện sự không phù hợp, lập biên bản kiểm tra về đo lường (theo Mẫu 5. BBKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và xử lý theo quy định tại
Điều 21. Xử lý trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
1. Trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng, nếu phát hiện phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định thì tùy theo mức độ không phù hợp, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:
a) Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở kinh doanh phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn tạm dừng kinh doanh phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó và chủ động, phối hợp với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản;
b) Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở sử dụng phương tiện đo, cơ sở thực hiện phép đo tạm dừng sử dụng phương tiện đo, thực hiện phép đo đó và thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản;
c) Trong thời gian ba (03) ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan chủ trì kiểm tra để cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp (theo Mẫu 6. TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra;
d) Cơ quan chủ trì kiểm tra chỉ ra thông báo hoạt động đo lường được tiếp tục thực hiện (theo Mẫu 7. TBTTHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) khi cơ sở bị tạm dừng hoạt động đo lường đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng cho cơ quan thực hiện kiểm tra;
đ) Xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng, nếu phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này mà cơ sở đó vẫn tiếp tục vi phạm hoặc quá thời hạn tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này mà cơ sở không hoàn thành các biện pháp khắc phục thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:
a) Đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra yêu cầu cơ sở dừng ngay hành vi vi phạm;
b) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra lập biên bản niêm phong (theo Mẫu 8. BBNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và tổ chức niêm phong (tem niêm phong theo Mẫu 9. TNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) phương tiện đo, chuẩn đo lường, hàng đóng gói sẵn, các trang thiết bị để thực hiện hoạt động đo lường không phù hợp quy định. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”. Biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo dừng hoạt động đo lường không phù hợp (theo Mẫu 6.TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Cơ quan chủ trì kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương hoặc trung ương tên cơ sở vi phạm, tên hành vi vi phạm và địa chỉ thực hiện hành vi vi phạm (theo Mẫu 10. TBTTĐC tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Đồng thời, cơ quan chủ trì kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng phát hiện phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn sản xuất trong nước không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan chủ trì kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và xem xét, kiểm tra trong sản xuất; trường hợp phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó được sản xuất tại địa phương khác thì thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cơ quan chủ trì kiểm tra tại địa phương nơi sản xuất để xem xét, kiểm tra trong sản xuất; việc kiểm tra trong sản xuất tiến hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
5. Trường hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng phát hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan chủ trì kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và xem xét, kiểm tra đột xuất đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đó; trường hợp hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đó do tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại địa phương khác thực hiện thì thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan chủ trì kiểm tra tại địa phương nơi tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký địa chỉ trụ sở chính để xem xét, kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức đó; việc kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tiến hành theo quy định tại Chương V của Thông tư này.
Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 28/2013/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Việt Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 417 đến số 418
- Ngày hiệu lực: 01/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường, biện pháp kiểm tra đặc thù
- Điều 5. Phương thức kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 6. Xử lý vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 7. Đối tượng kiểm tra khi nhập khẩu
- Điều 8. Miễn kiểm tra khi nhập khẩu
- Điều 9. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu, lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này
- Điều 10. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Thông tư này
- Điều 11. Xử lý trong quá trình kiểm tra khi nhập khẩu đối với các trường hợp không phù hợp quy định
- Điều 12. Đối tượng kiểm tra trong sản xuất
- Điều 13. Cơ quan chủ trì kiểm tra trong sản xuất
- Điều 14. Nội dung kiểm tra trong sản xuất
- Điều 15. Trình tự, thủ tục kiểm tra
- Điều 16. Xử lý trong quá trình kiểm tra trong sản xuất
- Điều 17. Đối tượng kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 18. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 19. Nội dung kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 20. Trình tự, thủ tục kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 21. Xử lý trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng
- Điều 22. Đối tượng kiểm tra
- Điều 23. Cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 24. Nội dung kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 25. Trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 26. Xử lý trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 27. Đối tượng kiểm tra đặc thù
- Điều 28. Cơ quan tổ chức thực hiện kiểm tra đặc thù
- Điều 29. Cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra đặc thù
- Điều 30. Nội dung kiểm tra đặc thù
- Điều 31. Phương tiện kiểm tra đặc thù
- Điều 32. Trình tự, thủ tục kiểm tra đặc thù
- Điều 33. Trang bị, duy trì, sử dụng phương tiện kiểm tra đặc thù, lấy mẫu kiểm tra đặc thù
- Điều 34. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Điều 35. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 36. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp huyện
- Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp xã
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
- Điều 40. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra