Điều 25 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 25. Giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt đô thị trong trường hợp có người chết
1. Lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (trường hợp tai nạn xảy ra ở trong khu gian) hoặc nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (trường hợp tai nạn xảy ra trong phạm vi ga) có trách nhiệm giải quyết hậu quả ban đầu vụ tai nạn.
2. Trình tự giải quyết:
a) Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có trách nhiệm trông coi, bảo vệ nạn nhân cho đến khi bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
b) Trường hợp tàu có thể tiếp tục chạy được mà vị trí người chết trở ngại đến chạy tàu thì nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phải đánh dấu, xác định vị trí người chết (phải ghi rõ trong biên bản tai nạn) rồi đưa ra khỏi phạm vi trở ngại để cho tàu chạy tiếp;
c) Trường hợp tai nạn xảy ra mà trên tàu chỉ có một lái tàu thì lái tàu có quyền giao nhiệm vụ cho nhân viên đường sắt đang làm nhiệm vụ tại nơi xảy ra tai nạn hoặc gần nơi xảy ra tai nạn ở lại trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản của nạn nhân;
d) Trường hợp không thực hiện được theo quy định tại điểm c Khoản này, lái tàu phải liên hệ với nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga gần nhất để cử người đến trông coi nạn nhân và bảo vệ tài sản của nạn nhân. Trong thời gian chờ nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, lái tàu phải trực tiếp ở lại trông coi nạn nhân và bảo vệ tài sản của nạn nhân.
4. Trường hợp có người chết trên tàu thì lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn đưa thi thể nạn nhân, tài sản của nạn nhân xuống ga gần nhất theo hướng tàu chạy, làm thủ tục và bàn giao cho nhân viên phục vụ chạy tàu ga giải quyết.
5. Khi có người chết vì tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga phải tổ chức trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản của nạn nhân và phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan có chức năng khác tiếp tục giải quyết.
6. Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết:
a) Trường hợp nạn nhân bị chết có thân nhân đi cùng thì nhân viên phục vụ chạy tàu ga và thân nhân người bị nạn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp nạn nhân bị chết không có thân nhân đi cùng, nạn nhân không rõ tung tích, nhân viên phục vụ chạy tàu ga có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Đường sắt;
c) Trường hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga phối hợp với công an, chính quyền địa phương báo cáo về cơ quan công an cấp tỉnh để giải quyết.
7. Hồ sơ chôn cất nạn nhân thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
8. Khi Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn tại hiện trường (trong trường hợp nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga không được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn) thì nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga báo cáo lại và thực hiện các công việc giải quyết hậu quả đối với người bị chết theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn.
Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 23/2018/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 663 đến số 664
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 5. Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 6. Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 7. Phân loại theo nguyên nhân
- Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra
- Điều 9. Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
- Điều 10. Tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn
- Điều 11. Báo tin và xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 12. Lập.hồ sơ vụ việc vụ tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 13. Báo tin, xử lý tin báo và lập hồ sơ vụ việc về sự cố giao thông đường sắt
- Điều 14. Giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt trong trường hợp có người chết
- Điều 15. Khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ
- Điều 16. Khôi phục giao thông đường sắt trong trường hợp không phải xin cứu hộ
- Điều 17. Kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 18. Xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra
- Điều 19. Bồi thường thiệt hại
- Điều 20. Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
- Điều 21. Tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn
- Điều 22. Báo tin và xử lý tin báo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 23. Lập hồ sơ vụ việc vụ tai nạn
- Điều 24. Báo tin, xử lý tin báo và lập hồ sơ vụ việc sự cố giao thông đường sắt
- Điều 25. Giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt đô thị trong trường hợp có người chết
- Điều 26. Khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ
- Điều 27. Khôi phục giao thông đường sắt trong trường hợp không phải xin cứu hộ
- Điều 28. Kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 29. Xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra
- Điều 30. Bồi thường thiệt hại
- Điều 31. Phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 32. Quy định chế độ lưu trữ, thống kê, báo cáo sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 33. Quản lý cơ sở dữ liệu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 34. Đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trên đường sắt quốc gia
- Điều 35. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 36. Đối với chủ sở hữu, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng
- Điều 37. Trách nhiệm của Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 38. Trách nhiệm của Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 39. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
- Điều 40. Trách nhiệm của nhân viên đường sắt khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 41. Trách nhiệm của Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý theo phân cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng