Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Kỳ hạn vận chuyển được tính từ khi doanh nghiệp nhận hàng hóa và hoàn tất thủ tục ở ga gửi cho đến khi doanh nghiệp báo tin hàng đến cho người nhận hàng, bao gồm những thời gian sau đây:
a) Thời gian ở ga gửi;
b) Thời gian chạy trên đường;
c) Thời gian ở ga đến.
2. Kỳ hạn vận chuyển được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải. Nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thì kỳ hạn vận chuyển được xác định theo quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
3. Thời gian chạy trên đường được tính từ 0 (không) giờ sau ngày doanh nghiệp nhận chở và được quy định như sau:
a) Hàng nguyên toa: Cứ 300 km hoặc không đủ 300 km tính là 01 ngày;
b) Hàng lẻ: Cứ 250 km hoặc không đủ 250 km tính là 01 ngày.
4. Thời gian ở ga gửi tính là 01 ngày; thời gian giao hàng ở ga đến tính là 01 ngày.
5. Thời gian chạy trên đường quy định tại Khoản 3 Điều này được cộng thêm thời gian thực tế tàu phải đỗ hoặc toa xe phải dừng lại trong những trường hợp sau đây:
a) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Kiểm dịch hoặc chăm sóc động thực vật;
c) Bổ sung các điều kiện để bảo quản hàng hóa đối với hàng tươi sống hoặc hàng mau hỏng;
d) Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của doanh nghiệp;
đ) Hàng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giữ lại để xử lý theo quy định.
6. Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
7. Nếu quá kỳ hạn vận chuyển, doanh nghiệp phải trả các chi phí phát sinh do quá kỳ hạn vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
8. Doanh nghiệp được quyền rút ngắn kỳ hạn vận chuyển quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này hoặc kỳ hạn vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng vận tải và phải thông báo cho người thuê vận tải biết để nhận hàng, nếu người thuê vận tải không đến nhận thì doanh nghiệp vận tải phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo hợp đồng đã thỏa thuận.
Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 22/2018/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 583 đến số 584
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Đơn vị tính thời gian trong hoạt động vận tải hàng hóa
- Điều 5. Địa điểm giao dịch, niêm yết giá vận tải và các loại chi phí khác
- Điều 6. Hình thức vận tải
- Điều 7. Những hàng hóa phải vận tải theo hình thức nguyên toa
- Điều 8. Toa xe chở hàng
- Điều 9. Xác định tên hàng hóa
- Điều 10. Yêu cầu của hàng hóa được nhận vận tải
- Điều 11. Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa
- Điều 12. Từ chối vận tải hoặc đình chỉ vận tải
- Điều 13. Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố
- Điều 14. Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ
- Điều 15. Kỳ hạn đưa hàng hóa đến ga gửi
- Điều 16. Hàng hóa lưu kho, lưu bãi
- Điều 17. Kỹ thuật xếp hàng hóa trên toa xe
- Điều 18. Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa
- Điều 19. Thời gian xếp, dỡ
- Điều 20. Hàng hóa không xếp chung vào cùng một toa xe
- Điều 21. Đóng gói hàng hóa
- Điều 22. Thẻ hàng hóa
- Điều 23. Xác định trọng lượng hàng hóa
- Điều 24. Kê khai giá trị hàng hóa và bảo hiểm hàng hóa
- Điều 25. Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa
- Điều 26. Giao nhận hàng hóa
- Điều 27. Niêm phong toa xe, hàng hóa
- Điều 28. Bảo quản hàng hóa
- Điều 29. Hóa đơn gửi hàng hóa
- Điều 30. Áp tải hàng hóa
- Điều 31. Kỳ hạn vận chuyển
- Điều 32. Vệ sinh, đóng cửa toa xe
- Điều 33. Giấy tờ kèm theo hóa đơn gửi hàng hóa
- Điều 34. Báo tin hàng đến
- Điều 35. Kỳ hạn nhận hàng
- Điều 36. Giao hàng cho người nhận hàng
- Điều 37. Vận chuyển hàng hóa bằng công-te-nơ
- Điều 38. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 39. Vận tải hàng hóa phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
- Điều 40. Vận tải hàng hóa liên vận quốc tế
- Điều 41. Vận tải hàng hóa từ đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia vào đường sắt quốc gia và ngược lại
- Điều 42. Giá vận tải hàng hóa
- Điều 43. Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng
- Điều 44. Xử lý hàng hóa không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng
- Điều 45. Hàng hóa coi như bị mất mát
- Điều 46. Hàng hóa bị tịch thu, xử lý
- Điều 47. Tắc đường vận chuyển
- Điều 48. Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển
- Điều 49. Hàng xếp sai trọng lượng, xếp quá tải
- Điều 50. Hủy bỏ vận chuyển
- Điều 51. Thay đổi người nhận hàng
- Điều 52. Thay đổi ga đến
- Điều 53. Miễn trách nhiệm bồi thường hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng
- Điều 54. Bồi thường hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp
- Điều 55. Bồi thường đọng toa xe, hư hỏng đầu máy, toa xe và dụng cụ vận chuyển
- Điều 56. Giải quyết tranh chấp