Chương 1 Thông tư 142/2020/TT-BQP quy định về nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành
Chương I
Thông tư này quy định về phân loại khung bậc trình độ, nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện kiểm tra, miễn kiểm tra, tạm hoãn kiểm tra và chọn nghề kiểm tra trình độ kỹ năng nghề; công tác bảo đảm, chế độ báo cáo, lưu trữ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.
Thông tư này áp dụng đối với công nhân quốc phòng thuộc biên chế của Quân đội nhân dân; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Kỹ năng nghề là khả năng vận dụng những kiến thức chuyên môn nghề vào thực tế công việc tại các vị trí công tác được sắp xếp theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề là giấy chứng nhận một công nhân quốc phòng có đủ năng lực, trình độ thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.
3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật (còn gọi là trình độ kỹ năng nghề) là kiến thức chuyên môn khoa học, kỹ thuật thu nhận được thông qua học tập, tìm hiểu và được công nhận bằng văn bằng chứng chỉ phù hợp của cấp có thẩm quyền công nhận.
4. Bậc trình độ kỹ năng nghề là thứ hạng đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật, được xếp thứ tự từ thấp đến cao, xác định mức độ về kiến thức, kỹ năng chuyên môn kỹ thuật đối với mỗi nghề.
5. Khung bậc trình độ kỹ năng nghề là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống, mức độ linh hoạt, sáng tạo và sự phối hợp, trách nhiệm trong thực hiện công việc.
6. Đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiểm tra trình độ lý thuyết chuyên môn và năng lực thực hành (gọi là kiểm tra trình độ kỹ năng nghề), được thực hiện qua kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành.
7. Kiểm tra lý thuyết là việc kiểm tra; đánh giá trình độ kiến thức chuyên môn đối với lý thuyết cơ sở ngành, lý thuyết chuyên môn nghề và các nội dung liên quan. Kiểm tra thực hành là việc kiểm tra, đánh giá kiến thức chuyên môn kỹ thuật được áp dụng vào thực tế công việc đang thực hiện đúng chuyên môn.
8. Cơ sở kiểm tra trình độ kỹ năng nghề là cơ quan, đơn vị bảo đảm điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ kiểm tra trình độ kỹ năng nghề và được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ kiểm tra bậc trình độ kỹ năng nghề.
9. Người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề là người có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật và được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành đối với công nhân quốc phòng tại một bậc trình độ kỹ năng nghề nhất định.
10. Tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật là yêu cầu đạt được về lý thuyết chuyên môn và kỹ năng thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân Quốc phòng.
Thông tư 142/2020/TT-BQP quy định về nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 142/2020/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/11/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bế Xuân Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1153 đến số 1154
- Ngày hiệu lực: 05/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Nội dung kiểm tra
- Điều 7. Phương pháp kiểm tra
- Điều 8. Phương pháp chấm điểm
- Điều 9. Đánh giá kết quả
- Điều 10. Công nhận kết quả
- Điều 11. Kiểm tra, giám sát
- Điều 12. Xử lý vi phạm
- Điều 13. Thời gian kiểm tra, thời hạn kiểm tra và đăng ký kiểm tra trình độ kỹ năng nghề
- Điều 14. Quy trình tổ chức kiểm tra
- Điều 15. Phân cấp tổ chức kiểm tra
- Điều 16. Thành lập Hội đồng kiểm tra
- Điều 17. Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra
- Điều 18. Nhiệm vụ của Ban giám khảo
- Điều 19. Nhiệm vụ của ủy viên thư ký
- Điều 20. Phúc tra bài kiểm tra
- Điều 21. Điều kiện của cơ sở kiểm tra
- Điều 22. Điều kiện của người được giao nhiệm vụ kiểm tra
- Điều 23. Điều kiện của công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra
- Điều 24. Điều kiện miễn kiểm tra
- Điều 25. Điều kiện tạm hoãn kiểm tra
- Điều 26. Điều kiện chọn nghề kiểm tra
- Điều 27. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật
- Điều 28. Trách nhiệm chỉ huy các cấp
- Điều 29. Trách nhiệm của chuyên ngành kỹ thuật
- Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan kỹ thuật các cấp
- Điều 31. Chứng chỉ kỹ năng nghề
- Điều 32. Điều kiện cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
- Điều 33. Thẩm quyền cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
- Điều 34. Cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề