Điều 42 Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 42. Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
1. Nội dung kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau:
a) Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
b) Đánh giá hiệu quả của biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin;
c) Đánh giá, phát hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu về mặt kỹ thuật theo quy định tại
d) Kiểm tra thử nghiệm cấp độ an toàn mạng (Penetration Test), bắt buộc phải thực hiện đối với các hệ thống thông tin có kết nối và cung cấp thông tin, dịch vụ ra Internet, kết nối với khách hàng và bên thứ ba;
đ) Kiểm tra cấu hình các thiết bị bảo mật, các hệ thống cấp quyền truy cập tự động, hệ thống quản lý thiết bị đầu cuối, danh sách tài khoản.
2. Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên và các hệ thống thông tin có xử lý thông tin cá nhân của khách hàng theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa vào vận hành chính thức.
3. Trong quá trình vận hành hệ thống thông tin, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ tối thiểu như sau:
a) Sáu tháng một lần đối với hệ thống thông tin cấp độ 5;
b) Một năm một lần đối với các hệ thống thông tin cấp độ 4, cấp độ 3 và các trang thiết bị giao tiếp trực tiếp với môi trường bên ngoài như Internet, kết nối với bên thứ ba;
c) Hai năm một lần thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin tổng thể trong hoạt động của tổ chức.
4. Kết quả đánh giá phải được lập thành văn bản báo cáo người đại diện hợp pháp và cấp có thẩm quyền. Đối với các nội dung chưa tuân thủ quy định về an toàn thông tin (nếu có) phải đề xuất biện pháp, kế hoạch, thời hạn xử lý, khắc phục.
Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 09/2020/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/10/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Kim Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1031 đến số 1032
- Ngày hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Phân loại thông tin
- Điều 5. Phân loại hệ thống thông tin
- Điều 6. Quy chế an toàn thông tin
- Điều 7. Quản lý tài sản công nghệ thông tin
- Điều 8. Quản lý tài sản thông tin
- Điều 9. Quản lý tài sản vật lý
- Điều 10. Quản lý tài sản phần mềm
- Điều 11. Quản lý sử dụng thiết bị di động
- Điều 12. Quản lý sử dụng vật mang tin
- Điều 13. Tổ chức nguồn nhân lực
- Điều 14. Tuyển dụng và phân công nhiệm vụ
- Điều 15. Quản lý sử dụng nguồn nhân lực
- Điều 16. Chấm dứt hoặc thay đổi công việc
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với nơi lắp đặt trang thiết bị công nghệ thông tin
- Điều 18. Yêu cầu đối với trung tâm dữ liệu
- Điều 19. An toàn tài sản vật lý
- Điều 20. Trách nhiệm quản lý và quy trình vận hành của tổ chức
- Điều 21. Lập kế hoạch và chấp nhận hệ thống thông tin
- Điều 22. Sao lưu dự phòng
- Điều 23. Quản lý an toàn, bảo mật hệ thống mạng
- Điều 24. Trao đổi thông tin
- Điều 25. Quản lý hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến
- Điều 26. Giám sát và ghi nhật ký hoạt động của hệ thống thông tin
- Điều 27. Phòng chống mã độc
- Điều 28. Yêu cầu đối với kiểm soát truy cập
- Điều 29. Quản lý truy cập mạng nội bộ
- Điều 30. Quản lý truy cập hệ thống thông tin và ứng dụng
- Điều 31. Quản lý kết nối Internet
- Điều 32. Các nguyên tắc chung về sử dụng dịch vụ của bên thứ ba
- Điều 33. Các yêu cầu khi sử dụng dịch vụ của bên thứ ba
- Điều 34. Tiêu chí lựa chọn bên thứ ba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
- Điều 35. Hợp đồng sử dụng dịch vụ với bên thứ ba
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức trong quá trình sử dụng dịch vụ của bên thứ ba
- Điều 37. Yêu cầu về an toàn, bảo mật các hệ thống thông tin
- Điều 38. Bảo đảm an toàn, bảo mật ứng dụng
- Điều 39. Quản lý mã hóa
- Điều 40. An toàn, bảo mật trong quá trình phát triển phần mềm
- Điều 41. Quản lý sự thay đổi hệ thống thông tin
- Điều 42. Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
- Điều 43. Quản lý các điểm yếu về mặt kỹ thuật
- Điều 44. Quản lý báo trì hệ thống thông tin
- Điều 45. Quy trình xử lý sự cố
- Điều 46. Kiểm soát và khắc phục sự cố
- Điều 47. Trung tâm Điều hành an ninh mạng
- Điều 48. Hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin