Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
1. Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được tính dựa trên một trong các cách tính sau:
a) Công thức tính gián tiếp:
RVC = | FOB - VNM | x 100 |
FOB |
b) Công thức tính trực tiếp:
RVC = | VOM Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí phân bổ trực tiếp Lợi nhuận Chi phí khác | x 100 |
FOB |
Trong đó:
RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.
FOB là giá FOB được định nghĩa tại
VOM là trị giá nguyên liệu, bộ phận hoặc sản phẩm mua lại hoặc tự sản xuất có xuất xứ và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.
VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác của người lao động.
Chi phí phân bổ trực tiếp là tổng chi phí phân bổ.
2. Trị giá hàng hóa theo quy định tại Thông tư này được tính dựa trên Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định Trị giá hải quan. Tất cả các chi phí được ghi chép và lưu lại theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi được áp dụng tại nước thành viên nơi sản xuất ra hàng hóa.
3. Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ:
a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu, là giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu.
b) Trường hợp nguyên liệu sản xuất trong nước, là giá bán của nhà sản xuất nguyên liệu đó.
4. Nguyên liệu không xác định được xuất xứ được coi là nguyên liệu không có xuất xứ.
5. Các chi phí sau đây có thể được khấu trừ từ trị giá nguyên liệu không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ:
a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và các chi phí khác có liên quan đến vận chuyển phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới nơi của nhà sản xuất hàng hóa.
b) Phí, thuế và chi phí môi giới hải quan, ngoại trừ thuế đã được miễn, được hoàn, hoặc có thể thu hồi khác.
c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc, trừ đi trị giá của phế liệu tải sử dụng hoặc sản phẩm phụ.
6. Trường hợp không biết các chi phí được nêu từ điểm a đến điểm c khoản 5 Điều này hoặc không có chứng từ chứng minh chi phí thì không được khấu trừ các chi phí này.
Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 05/2022/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/02/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Cộng gộp
- Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
- Điều 9. Nước xuất xứ
- Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 11. De Minimis
- Điều 12. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói
- Điều 13. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
- Điều 14. Các nguyên liệu trung gian
- Điều 15. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau
- Điều 16. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất
- Điều 17. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa
- Điều 18. Vận chuyển trực tiếp
- Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 20. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện
- Điều 21. C/O
- Điều 22. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
- Điều 23. Hóa đơn bên thứ ba
- Điều 24. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
- Điều 25. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan
- Điều 26. Nộp bổ sung chứng từ để được hưởng ưu đãi thuế quan
- Điều 27. Từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan
- Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển
- Điều 29. Xử lý khác biệt hoặc sai sót nhỏ
- Điều 30. Lưu trữ hồ sơ