Hệ thống pháp luật

Điều 36 Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Điều 36. Tính và tổng hợp các tốc độ trung bình, tốc độ lớp cho Vp và Vs

1. Trong phương pháp đo lỗ khoan và chiếu sóng, tính tốc độ truyền sóng Vp và Vs (nếu có) cho từng điểm thu, theo trình tự:

a) Tính tốc độ biểu kiến Vk là vi phân của biểu đồ sóng

Vk = Δh/Δt

trong đó:

Δh: Chênh lệch độ sâu giữa điểm thu 1 và điểm thu 2, tính bằng m;

Δt : Gia số thời gian giữa điểm thu 1 và điểm thu 2, tính bằng giây (s).

b) Hiệu chính theo góc của tia sóng với trục lỗ khoan j để có tốc độ thực V, tính bằng m/s, (Hình 13):

Hình 14. Tính các vận tốc VL, VTB trong phương pháp sóng khúc xạ với môi trường 3 lớp; w: Biểu đồ các sóng

c) Kết quả tính được đưa lên biểu đồ, từ đó thực hiện chia lớp theo tốc độ và xác định tốc độ lớp là trung bình các trị số thu được trong lớp đó.

2. Đối với phương pháp sóng khúc xạ, để tính toán chính xác ranh giới, cần tính tốc độ các sóng và tập hợp thành mặt cắt tốc độ:

a) Với các sóng hình thành từ các lớp trên nền, dựa trên biểu đồ sóng gần điểm nguồn, để tính tốc độ lớp VL là tốc độ biểu kiến Vk theo góc dốc trung bình của biểu đồ thời khoảng của sóng quan sát được (Hình 13);

b) Nếu điểm nguồn ở giữa tuyến, cần lấy trung bình (trung bình cộng hoặc có trọng số) của kết quả tính VL theo chiếu thuận và chiếu ngược tuyến;

c) Nếu sóng truyền trong lớp phủ là sóng xuyên, biểu đồ thời khoảng sóng đầu tiên cong, thì thực hiện phân lớp hình thức để tính tốc độ lớp VL cho các lớp con: Coi đoạn biểu đồ thời khoảng từng cặp điểm thu kề nhau là một đoạn của sóng hình thành từ lớp hình thức tương ứng dưới sâu và tính toán dần cho đến lớp có tốc độ ổn định là nền (Hình 16). Sóng xuyên thường xuất hiện ở vùng lộ đá gốc và mức phong hoá tăng dần theo độ sâu;

Hình 15. Tính vận tốc và t0 cho biểu đồ sóng xuyên

d) Với sóng hình thành từ lớp nền, hoặc từ ranh giới khúc xạ đủ mạnh để liên kết được thành biểu đồ suy rộng giao nhau, tính tốc độ ranh giới VG cho từng đoạn tuyến tính của biểu đồ hiệu q (Hình 12).

trong đó:

x Khoảng cách đến điểm nguồn, tính bằng mét;

q Trị số thời gian đọc trên biểu đồ hiệu, tính bằng s;

VG Tốc độ truyền sóng của ranh giới, tính bằng m/s.

d) Tính tốc độ trung bình VTB đến một ranh giới: dựa theo điểm cắt nhau của biểu đồ sóng, khi biểu đồ của lớp bên dưới bắt đầu lộ ra ở sóng tới đầu tiên (Hình 14). Kết quả tính cần đối chiếu lại với kết quả tính VTB hiệu dụng có được sau khi đã tính sơ bộ được bề dày lớp phủ bên trên;

d) Tốc độ lớp VL và tốc độ ranh giới VG dùng cho tính tham số cơ lý, còn tốc độ trung bình VTB và VG dùng cho tính bề dày lớp phủ h trên ranh giới;

e) Để có kết quả tính ranh giới ít bị lỗi nhảy bậc từ đoạn thu này sang đoạn khác, có thể làm trơn đường biểu diễn tốc độ trung bình VTB dọc tuyến trước khi tính mặt cắt.

Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 04/2011/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/01/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH