Điều 35 Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 35. Thành lập biểu đồ thời khoảng
1. Vạch pha sóng và thành lập biểu đồ thời khoảng cho các sóng đã quan sát được, với giãn cách 5 ¸ 10mm trên bản vẽ một điểm thu:
a) Dùng các màu khác nhau cho các điểm nguồn và sóng khác nhau;
b) Lập biểu đồ thời khoảng có quan hệ chặt với vạch sóng trên băng ghi, nên thường phải làm nhiều lần, đặc biệt khi dò tìm sóng ngang;
c) Khi thực hiện trên giấy milimet, lập biểu đồ thời khoảng sơ bộ cho các đoạn thu, trên đó vẽ tất cả vạch pha đã vạch. Thực hiện hiệu chỉnh về đầu sóng bằng com-pa trên bản vẽ. Sau đó can hoặc vẽ lại để có biểu đồ thời khoảng đầu sóng của tuyến;
d) Khi thực hiện trên máy tính thì việc lật qua lại giữa băng ghi và biểu đồ, kiểm tra và tính toán hiệu chỉnh sẽ thuận lợi hơn. Do đó chỉ cần in ra sản phẩm liên kết sóng là biểu đồ thời khoảng đầu sóng của tuyến.
2. Đối với phương pháp sóng khúc xạ:
a) Kiểm tra tính song song của các biểu đồ thời khoảng đuổi nhau cho các sóng theo dõi được liên tục, ứng với các ranh giới khúc xạ rõ, đặc biệt là sóng từ mặt nền;
b) Từ các biểu đồ đuổi nhau, thực hiện dịch chuyển (phantom) để lập biểu đồ thời khoảng suy rộng tA và tB cho hai điểm nguồn gần ở hai đầu đoạn thu (Hình 12);
c) Xác định thời gian tương hỗ TAB và TBA cho các cặp biểu đồ giao nhau. Sai số xác định thời gian tương hỗ theo chiếu thuận và ngược, ΔTAB= |TAB - TBA| không được vượt quá 5% Ttb (với Ttb = (TAB + TBA) / 2 ). Sau đó lập biểu đồ hiệu q và biểu đồ t0 theo biểu thức: q = tA - tB + TAB t0 = tA + tB - TAB Việc dịch chuyển, tính q và t0 có thể thực hiện bằng com-pa trên giấy milimet, hoặc dùng bảng tính của các phần mềm văn phòng. | |
Hình 13. Xác định vận tốc V tại điểm H trong lỗ khoan |
Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực áp dụng
- Điều 5. Điều kiện áp dụng
- Điều 6. Chuẩn bị và lập dự án
- Điều 7. Thu thập tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và vùng công tác
- Điều 8. Cơ sở xác định nhiệm vụ của phương pháp địa chấn
- Điều 9. Thành lập, xác định mạng lưới tuyến và khoảng cách điểm thu sóng
- Điều 10. Phương pháp sóng khúc xạ
- Điều 11. Phương pháp sóng phản xạ
- Điều 12. Phương pháp mặt cắt đứng và địa chấn lỗ khoan
- Điều 13. Phương pháp chiếu sóng địa chấn
- Điều 14. Đo địa chấn hầm lò
- Điều 15. Lựa chọn nguồn phát sóng đàn hồi
- Điều 16. Nội dung của dự án địa chấn
- Điều 17. Điều kiện triển khai dự án
- Điều 18. Thành phần một tổ đo địa chấn
- Điều 19. Công tác an toàn lao động
- Điều 20. Yêu cầu trong thi công thực địa
- Điều 21. Chọn tham số ghi sóng
- Điều 22. Phát sóng
- Điều 23. Thi công đo phương pháp sóng khúc xạ trên mặt đất và trong hầm lò
- Điều 24. Thi công đo phương pháp sóng khúc xạ trên mặt nước (sông, hồ)
- Điều 25. Thi công phương pháp đo sóng phản xạ điểm sâu chung
- Điều 26. Thi công đo mặt cắt đứng, địa chấn lỗ khoan
- Điều 27. Thi công đo chiếu sóng địa chấn
- Điều 28. Công tác trắc địa xác định toạ độ và địa hình tuyến địa chấn
- Điều 29. Công tác văn phòng thực địa
- Điều 30. Đánh giá chất lượng thi công
- Điều 31. Đánh giá chất lượng băng ghi
- Điều 32. Yêu cầu thực hiện công tác văn phòng
- Điều 33. Hệ thống và hoàn chỉnh tài liệu thực địa
- Điều 34. Vạch pha và sóng địa chấn
- Điều 35. Thành lập biểu đồ thời khoảng
- Điều 36. Tính và tổng hợp các tốc độ trung bình, tốc độ lớp cho Vp và Vs
- Điều 37. Xác định ranh giới địa chấn
- Điều 38. Xác định các đới phá huỷ, karst theo đặc trưng động và động lực
- Điều 39. Đánh giá sai số
- Điều 40. Thành lập mặt cắt địa chấn - địa chất
- Điều 41. Xác lập tương quan giữa các tham số địa chấn và các chỉ tiêu địa chất công trình
- Điều 42. Sản phẩm của đo địa chấn lập bản đồ địa chất công trình
- Điều 43. Lập báo cáo tổng kết
- Điều 44. Phê duyệt, bàn giao kết quả