Hệ thống pháp luật

Chương 1 Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về trình tự, nội dung và các yêu cầu của công tác đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản, khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, điều tra tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan (gọi tắt là dự án chuyên môn) tiến hành công tác đo địa chấn.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Phương pháp đo địa chấn là việc thu nhận sóng đàn hồi truyền lan trong môi trường đất đá và nước từ nguồn gây sóng địa chấn gây ra nhằm luận giải tham số đặc trưng của lan truyền sóng địa chấn.

2. Nguồn gây sóng địa chấn có thể là búa tay, búa máy hoặc thuốc nổ sinh ra sóng đàn hồi lan truyền cả trong môi trường đất đá, nước và không khí.

3. Máy thu địa chấn là thiết bị biến đổi sự rung động của mặt đất do sự lan truyền sóng cơ học thành tín hiệu điện chuyển đến trạm ghi.

4. Băng ghi sóng địa chấn là sản phẩm của công tác đo địa chấn.

Điều 4. Lĩnh vực áp dụng

1. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản:

a) Đo vẽ lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:50.000;

b) Đánh giá tài nguyên khoáng sản;

c) Xác định các đới phá huỷ, đứt gẫy, các hang động karst.

2. Khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, điều tra tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan:

a) Khảo sát nền móng các công trình xây dựng;

b) Xác định chiều sâu mực nước ngầm;

c) Xác định các tham số đàn hồi của đất đá trong thế nằm tự nhiên;

d) Xác định tương quan thực nghiệm giữa tham số tốc độ truyền sóng đàn hồi với modul đàn hồi Ed, hệ số Poisson n và với các chỉ tiêu địa chất công trình như: modul biến dạng, khối lượng thể tích tự nhiên, độ rỗng, độ ẩm.

Điều 5. Điều kiện áp dụng

1. Phương pháp địa chấn có thể tiến hành trên mặt đất, trên mặt nước sông, hồ, ven biển, trong lỗ khoan, trong hầm lò và các công trình khai đào khác.

2. Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ, đối tượng điều tra, thăm dò công tác đo địa chấn phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Bảng 1.

Bảng 1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của công tác đo địa chấn

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Tỷ lệ

từ < 1:2.000

đến 1:10.000

Tỷ lệ 1:2.000

đến lớn hơn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Lớn nhất

1. Phương pháp sóng khúc xạ

a. Các chỉ tiêu thi công thực địa

Khoảng cách điểm thu sóng (ĐT)

m

5

10

0,5

5

Khoảng cách điểm nguồn (điểm nguồn)

m

50

200

10

60

Số điểm nguồn trên một chặng thu

điểm

4

9

4

7

Số điểm nguồn gần

điểm

2

5

2

3

Độ lệch cho phép đặt điểm nguồn gần

m

0,5

1

0,1

0,5

Số điểm nguồn xa

điểm

2

4

2

6

Độ lệch cho phép đặt điểm nguồn xa

%

-5

+20

-5

+20

b. Các chỉ tiêu kết quả khảo sát

Sai số xác định ranh giới trong lớp phủ, sóng theo dõi không liên tục

%

10

20

10

20

Sai số xác định ranh giới mặt nền, sóng theo dõi liên tục

%

7

15

7

15

Sai số xác định modul đàn hồi (Ed), hệ số Poisson (n)

%

7

15

7

15

2. Phương pháp sóng phản xạ

Khoảng cách điểm thu sóng (ĐT)

m

1

5

Khoảng cách điểm nguồn (điểm nguồn)

m

1

5

Số điểm nguồn trên một đoạn thu

điểm

6

24

Độ lệch cho phép đặt điểm nguồn

m

0,2

1

Sai số xác định các tốc độ truyền sóng

%

7

10

Sai số xác định ranh giới địa tầng

%

7

15

3. Đo hầm lò, chiếu sóng, trong lỗ khoan, mặt cắt đứng

Khoảng cách điểm thu sóng

m

0,5

2

Số điểm nguồn trên một đoạn thu

điểm

2

12

Độ lệch cho phép đặt điểm nguồn

%

10

20

Sai số định vị đối tượng khi chiếu sóng

%

10

25

Sai số xác định modul đàn hồi (Ed), hệ số Poisson (n)

%

5

10

4. Trắc địa xác định tuyến

Sai số xác định độ cao

m

0,1

0,1

Sai số định vị trên bộ

m

0,5

1

0,1

0,5

Sai số định vị trên vùng nước

m

1

1,5

1

1

3. Các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Bảng 1 được áp dụng với các điều kiện sau:

a) Các đoạn tuyến không thuộc phạm vi điều chỉnh đánh giá chất lượng thi công;

b) Tính sai số theo phương pháp trung bình bình phương khi số lượng điểm lớn hơn 15 điểm; tính sai số theo trung bình số học khi số lượng điểm tính nhỏ hơn bằng 15 điểm;

c) Các chỉ tiêu độ lệch và sai số được lấy theo giá trị lớn nhất khi điều kiện địa hình, địa chất phức tạp (mặt địa hình hoặc mặt ranh giới có độ phân cắt lớn; tốc độ truyền sóng trong lớp biến đổi trên đoạn bé hơn 2 lần khoảng cách điểm thu sóng);

d) Phương pháp sóng phản xạ chỉ khảo sát được từ độ sâu 5m trở xuống.

Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 04/2011/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/01/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH