Hệ thống pháp luật

Điều 24 Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Điều 24. Thi công đo phương pháp sóng khúc xạ trên mặt nước (sông, hồ)

1. Trước khi thi công trên mặt nước phải làm công tác chuẩn bị, gồm có:

a) Xác định cách cố định búi dây thu trên mặt nước;

b) Chế tạo bè thu trên nước;

Hình 9. Đo sóng khúc xạ trên sông nước.

a) Khi có điểm buộc cáp;

b) Khi không có điểm buộc cáp;

c) Bè chữ điền bằng ống bương hay ống nhựa để đặt máy thu sóng.

d) Xác định tọa độ thực tế của đoạn thu bằng GPS hoặc bằng máy kinh vĩ;

d) Cáp thu ở độ sâu đồng đều nhau trong khoảng 0,2 đến 1m.

2. Phát sóng:

a) Khi ghi băng sóng của điểm nguồn gần, cần bố trí nguồn phát sóng đúng vị trí, với sai lệch không quá 10% khoảng cách điểm thu;

b) Bố trí các điểm nguồn xa bằng uớc lượng, trong phạm vi -5% đến +20 % về phương dọc, 15% về độ lệch ngang.

Hình 10. Thi công đo điểm sâu chung cuốn chiếu, khi ghi 24 kênh, dùng búi dây 48 điểm thu, phát sóng 1 điểm tại vị trí kênh 1

3. Đo địa chấn ngược đòi hỏi việc đánh dấu thời điểm phát sóng phải đồng nhất, do đó chỉ dùng cách lấy dấu khởi động kiểu vòng dây và phải dùng dây dẫn chất lượng tốt để truyền tín hiệu khởi động.

4. Ghi vào sổ thực địa các mốc địa hình địa vật, sơ đồ vị trí búi dây, độ sâu thực tế của búi dây so với mặt nước.

5. Khi dùng máy kinh vĩ giao hội, thì nhật ký trắc địa phải ghi rõ giờ phút đo, để dễ đối chiếu với tài liệu địa chấn.

Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 04/2011/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/01/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH