Điều 19 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL về quy định bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch ban hành
Điều 19. Tiêu chí về nội dung, hình thức và thời gian xuất bản
1. Tiêu chí về nội dung tài nguyên thông tin:
a) Tài nguyên thông tin có nội dung lạc hậu, không còn giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thực tiễn;
b) Tài nguyên thông tin là văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành, trừ trường hợp do thư viện chuyên ngành phục vụ hoạt động nghiên cứu pháp luật hoặc lập pháp lưu giữ;
c) Tài nguyên thông tin có giá trị về nội dung nhưng không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhu cầu của người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ.
2. Tiêu chí về hình thức tài nguyên thông tin:
a) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo dùng trong các cơ sở giáo dục đã được sửa đổi, thay thế; đối với thư viện đại học, thư viện chuyên ngành, giữ lại tối thiểu 01 bản phục vụ nghiên cứu, tham khảo;
b) Tài liệu số đã có phiên bản mới cập nhật, thay thế được sản xuất bằng các công nghệ cao hơn.
3. Tiêu chí về thời gian xuất bản áp dụng đối với báo, tạp chí phổ thông, khoa học thường thức là 02 năm sau khi xuất bản.
4. Tiêu chí quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng đối với tài liệu địa chí được lưu giữ trong các thư viện công cộng.
Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL về quy định bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch ban hành
- Số hiệu: 02/2020/TT-BVHTTDL
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/05/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc trong hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin
- Điều 5. Kho, trang thiết bị và dụng cụ bảo quản tài nguyên thông tin
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện
- Điều 7. Bảo quản dự phòng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy
- Điều 8. Bảo quản dự phòng đối với tài liệu số, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu vi dạng, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và các dạng khác
- Điều 9. Những yêu cầu cơ bản trong bảo quản phục chế
- Điều 10. Xử lý cơ bản trong phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy
- Điều 11. Phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy
- Điều 12. Sao chụp để bảo quản tài nguyên thông tin
- Điều 13. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin
- Điều 14. Số hóa tài nguyên thông tin
- Điều 15. Hình thức chuyển dạng tài nguyên thông tin khác
- Điều 16. Mục đích, nguyên tắc thanh lọc tài nguyên thông tin
- Điều 17. Thời hạn thanh lọc tài nguyên thông tin
- Điều 18. Bảo đảm cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin
- Điều 19. Tiêu chí về nội dung, hình thức và thời gian xuất bản
- Điều 20. Tiêu chí về tình trạng
- Điều 21. Tiêu chí về số lượng bản
- Điều 22. Tiêu chí về ngôn ngữ
- Điều 23. Trình tự thanh lọc tài nguyên thông tin
- Điều 24. Thủ tục trình và phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin
- Điều 25. Thực hiện thanh lọc tài nguyên thông tin
- Điều 26. Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc
- Điều 27. Thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc, phê duyệt danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc
- Điều 28. Chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin
- Điều 29. Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc
- Điều 30. Lưu giữ và bảo quản hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin