Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại trong Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý, sử dụng ngân sách, xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý tài sản công;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử của Tòa án nhân dân;
d) Khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân;
đ) Khiếu nại các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Điều 48 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
e) Khiếu nại quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong Tòa án nhân dân liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường oan, sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
g) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền trong Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động khác của Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Tố cáo trong Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân các cấp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân vi phạm chuẩn mực, phẩm chất đạo đức, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án là tố cáo hành vi vi phạm của bất kỳ cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Tòa án nhân dân về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án là quản lý nhà nước về hoạt động xét xử theo chức năng của Tòa án nhân dân.
Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
- Số hiệu: 01/2020/TT-TANDTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 655 đến số 656
- Ngày hiệu lực: 10/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Sử dụng biểu mẫu văn bản trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân
- Điều 6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 7. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
- Điều 8. Giải quyết việc tiếp nhận khiếu nại
- Điều 9. Phân loại và xử lý khiếu nại
- Điều 10. Điều kiện thụ lý khiếu nại
- Điều 11. Yêu cầu giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại
- Điều 12. Kiểm tra, xác minh và giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 13. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 14. Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 15. Thực hiện các biện pháp để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung khiếu nại
- Điều 16. Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 17. Tiến hành tổ chức đối thoại
- Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 19. Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 20. Một số quy định khác về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
- Điều 21. Quy định về việc khiếu nại lần hai
- THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- Điều 22. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 23. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
- TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ TỐ CÁO
- Điều 24. Giải quyết việc tiếp nhận tố cáo
- Điều 25. Phân loại và xử lý tố cáo
- Điều 26. Giải quyết việc tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- Điều 27. Điều kiện thụ lý tố cáo
- Điều 28. Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chúng cứ liên quan đến nội dung tố cáo
- Điều 29. Xác minh nội dung tố cáo
- Điều 30. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
- Điều 31. Thực hiện các biện pháp để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo
- Điều 32. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
- Điều 33. Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo
- Điều 34. Ban hành kết luận nội dung tố cáo
- Điều 35. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
- Điều 36. Thực hiện công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 37. Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết tố cáo
- Điều 38. Một số quy định khác về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 39. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án nhân dân
- Điều 40. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án nhân dân
- Điều 41. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án
- Điều 42. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay