Điều 18 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại
1. Căn cứ quy định của pháp luật, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt, người được phân công xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh dự thảo Quyết định giải quyết khiếu nại trình người có thẩm quyền ký, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại (nếu có); căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có); quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại tiếp theo; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và gửi đến Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao để theo dõi.
6. Kiến nghị biện pháp xử lý, phòng ngừa vi phạm
Qua giải quyết khiếu nại, nếu phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ngoài việc ra quyết định hủy hoặc yêu cầu người có thẩm quyền hủy quyết định hành chính, đình chỉ thực hiện hành vi hành chính trái pháp luật, người giải quyết khiếu nại kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp phòng ngừa vi phạm.
Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
- Số hiệu: 01/2020/TT-TANDTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 655 đến số 656
- Ngày hiệu lực: 10/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Sử dụng biểu mẫu văn bản trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân
- Điều 6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 7. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
- Điều 8. Giải quyết việc tiếp nhận khiếu nại
- Điều 9. Phân loại và xử lý khiếu nại
- Điều 10. Điều kiện thụ lý khiếu nại
- Điều 11. Yêu cầu giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại
- Điều 12. Kiểm tra, xác minh và giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 13. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 14. Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 15. Thực hiện các biện pháp để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung khiếu nại
- Điều 16. Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 17. Tiến hành tổ chức đối thoại
- Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 19. Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 20. Một số quy định khác về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
- Điều 21. Quy định về việc khiếu nại lần hai
- THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- Điều 22. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 23. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
- TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ TỐ CÁO
- Điều 24. Giải quyết việc tiếp nhận tố cáo
- Điều 25. Phân loại và xử lý tố cáo
- Điều 26. Giải quyết việc tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- Điều 27. Điều kiện thụ lý tố cáo
- Điều 28. Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chúng cứ liên quan đến nội dung tố cáo
- Điều 29. Xác minh nội dung tố cáo
- Điều 30. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
- Điều 31. Thực hiện các biện pháp để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo
- Điều 32. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
- Điều 33. Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo
- Điều 34. Ban hành kết luận nội dung tố cáo
- Điều 35. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
- Điều 36. Thực hiện công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 37. Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết tố cáo
- Điều 38. Một số quy định khác về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 39. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án nhân dân
- Điều 40. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án nhân dân
- Điều 41. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án
- Điều 42. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay