Điều 23 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
Điều 23. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
1. Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết lại.
2. Người đứng đầu đơn vị có chức năng thanh tra tại Tòa án nhân dân cấp cao có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi được giao.
3. Người đứng đầu đơn vị có chức năng thanh tra tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh khi được giao;
c) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết lại.
4. Người hoặc bộ phận được giao thực hiện chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện khi được giao.
Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
- Số hiệu: 01/2020/TT-TANDTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 655 đến số 656
- Ngày hiệu lực: 10/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Sử dụng biểu mẫu văn bản trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân
- Điều 6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 7. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
- Điều 8. Giải quyết việc tiếp nhận khiếu nại
- Điều 9. Phân loại và xử lý khiếu nại
- Điều 10. Điều kiện thụ lý khiếu nại
- Điều 11. Yêu cầu giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại
- Điều 12. Kiểm tra, xác minh và giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 13. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 14. Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 15. Thực hiện các biện pháp để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung khiếu nại
- Điều 16. Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 17. Tiến hành tổ chức đối thoại
- Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 19. Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 20. Một số quy định khác về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
- Điều 21. Quy định về việc khiếu nại lần hai
- THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- Điều 22. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 23. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
- TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ TỐ CÁO
- Điều 24. Giải quyết việc tiếp nhận tố cáo
- Điều 25. Phân loại và xử lý tố cáo
- Điều 26. Giải quyết việc tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- Điều 27. Điều kiện thụ lý tố cáo
- Điều 28. Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chúng cứ liên quan đến nội dung tố cáo
- Điều 29. Xác minh nội dung tố cáo
- Điều 30. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
- Điều 31. Thực hiện các biện pháp để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo
- Điều 32. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
- Điều 33. Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo
- Điều 34. Ban hành kết luận nội dung tố cáo
- Điều 35. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
- Điều 36. Thực hiện công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 37. Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết tố cáo
- Điều 38. Một số quy định khác về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 39. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án nhân dân
- Điều 40. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án nhân dân
- Điều 41. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án
- Điều 42. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay