Chương 1 Thông tư 01/2011/TT-NHNN quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động ngân hàng.
2. Thông tư này áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là đơn vị).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống công nghệ thông tin: là một tập hợp có cấu trúc các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng phục vụ cho một hoặc nhiều hoạt động kỹ thuật, nghiệp vụ của ngân hàng.
2. Tài sản CNTT: là các trang thiết bị, thông tin thuộc hệ thống CNTT của đơn vị. Bao gồm:
a) Tài sản vật lý: là các thiết bị CNTT, phương tiện truyền thông và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống CNTT.
b) Tài sản thông tin: là các dữ liệu, tài liệu liên quan đến hệ thống CNTT. Tài sản thông tin được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử.
c) Tài sản phần mềm: bao gồm các chương trình ứng dụng, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu và công cụ phát triển.
3. Rủi ro CNTT: là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các hoạt động liên quan đến hệ thống CNTT. Rủi ro CNTT liên quan đến quản lý, sử dụng phần cứng, phần mềm, truyền thông, giao diện hệ thống, vận hành và con người.
4. Quản lý rủi ro: là các hoạt động phối hợp nhằm xác định và kiểm soát các rủi ro CNTT có thể xảy ra.
5. Bên thứ ba: là các tổ chức, cá nhân có chuyên môn được đơn vị thuê hoặc hợp tác với đơn vị nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật cho hệ thống CNTT.
6. Hệ thống an ninh mạng: là tập hợp các thiết bị tường lửa; thiết bị kiểm soát, phát hiện truy cập bất hợp pháp; phần mềm quản trị, theo dõi, ghi nhật ký trạng thái an ninh mạng và các trang thiết bị khác có chức năng đảm bảo an toàn hoạt động của mạng, tất cả cùng hoạt động đồng bộ theo một chính sách an ninh mạng nhất quán nhằm kiểm soát chặt chẽ tất cả các hoạt động trên mạng.
7. Tường lửa: là tập hợp các thành phần hoặc một hệ thống các trang thiết bị, phần mềm được đặt giữa hai mạng, nhằm kiểm soát tất cả các kết nối từ bên trong ra bên ngoài mạng hoặc ngược lại.
8. Vi rút: là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số.
9. Phần mềm độc hại (mã độc): là các phần mềm có tính năng gây hại như vi rút, phần mềm do thám (spyware), phần mềm quảng cáo (adware) hoặc các dạng tương tự khác.
10. Điểm yếu kỹ thuật: là vị trí trong hệ thống CNTT dễ bị tổn thương khi bị tấn công hoặc xâm nhập bất hợp pháp.
1. Từng đơn vị phải đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống CNTT của đơn vị mình theo các quy định tại Thông tư này.
2. Kịp thời nhận biết, phân loại, đánh giá và xử lý có hiệu quả các rủi ro CNTT có thể xảy ra trong đơn vị.
3. Xây dựng, triển khai quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích, chi phí và mức độ chấp nhận rủi ro của đơn vị.
4. Bố trí đủ nguồn lực có chất lượng phù hợp với quy mô nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống CNTT.
5. Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, các cấp, các bộ phận và từng cá nhân trong đơn vị đối với công tác đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống CNTT.
Điều 4. Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT
1. Các đơn vị phải xây dựng quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT phù hợp với hệ thống CNTT, cơ cấu tổ chức, yêu cầu quản lý và hoạt động của đơn vị. Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT phải được thủ trưởng đơn vị phê duyệt, tổ chức thực hiện và được triển khai tới tất cả các cán bộ, nhân viên và các bên liên quan.
2. Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT phải bao gồm các quy định cơ bản về:
a) Quản lý tài sản CNTT;
b) Quản lý nguồn nhân lực;
c) Quy định về vật lý và môi trường;
d) Quy định về truyền thông và vận hành;
đ) Quản lý truy cập;
e) Tiếp nhận, phát triển, duy trì hệ thống thông tin;
g) Quản lý sự cố;
h) Lưu trữ và dự phòng thảm họa.
3. Định kỳ, đơn vị phải rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT tối thiểu mỗi năm một lần, đảm bảo sự phù hợp, đầy đủ và có hiệu quả của quy chế. Trong trường hợp phát hiện những bất cập, bất hợp lý gây ra mất an toàn hệ thống CNTT hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung ngay quy chế của mình.
Thông tư 01/2011/TT-NHNN quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 01/2011/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/02/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Toàn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 119 đến số 120
- Ngày hiệu lực: 07/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT
- Điều 5. Quản lý an toàn, bảo mật CNTT trong nội bộ đơn vị
- Điều 6. Quản lý an toàn, bảo mật CNTT của đơn vị đối với bên thứ ba
- Điều 13. Quy trình vận hành
- Điều 14. Quản lý các dịch vụ do bên thứ ba cung cấp
- Điều 15. Quản lý việc lập kế hoạch và chấp nhận hệ thống CNTT
- Điều 16. Sao lưu dự phòng
- Điều 17. Quản lý về an toàn, bảo mật mạng
- Điều 18. Trao đổi thông tin
- Điều 19. Các dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 20. Giám sát và ghi nhật ký hoạt động của hệ thống CNTT
- Điều 21. Phòng chống vi rút và phần mềm độc hại
- Điều 22. Yêu cầu nghiệp vụ đối với kiểm soát truy cập
- Điều 23. Quản lý truy cập mạng
- Điều 24. Kiểm soát truy cập hệ điều hành
- Điều 25. Kiểm soát truy cập thông tin và ứng dụng