Điều 34 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003
Điều 34. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi kèm theo bản sao đơn kiện có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 20 và bản sao thoả thuận trọng tài theo quy định tại
Tuỳ theo yêu cầu áp dụng loại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà bên yêu cầu phải cung cấp cho Toà án bằng chứng cụ thể về các chứng cứ cần được bảo toàn, các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành quyết định trọng tài không thể thực hiện được.
3. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm do Toà án ấn định, nhưng không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có yêu cầu. Các khoản tiền này được gửi giữ tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
4. Sau khi nhận được đơn yêu cầu và những tài liệu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Chánh án Toà án cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải kiểm tra tính chính xác của những tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn, có thể ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại
5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho Hội đồng Trọng tài, các bên tranh chấp và Viện Kiểm sát cùng cấp.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
6. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị, bị đơn có quyền yêu cầu Chánh án Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời xem xét, giải quyết việc thay đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên các biện pháp đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện Kiểm sát hoặc yêu cầu của bị đơn, Chánh án Toà án phải có quyết định và trả lời cho Viện Kiểm sát hoặc bị đơn.
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003
- Số hiệu: 08/2003/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/02/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 01/07/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 4. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 5. Thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
- Điều 6. Hiệu lực của quyết định trọng tài
- Điều 7. Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 8. Áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 9. Hình thức thoả thuận trọng tài
- Điều 10. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
- Điều 11. Quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng
- Điều 14. Điều kiện thành lập Trung tâm Trọng tài
- Điều 15. Đăng báo về việc thành lập Trung tâm Trọng tài
- Điều 16. Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trọng tài
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Trọng tài
- Điều 18. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài
- Điều 19. Quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 20. Đơn kiện
- Điều 21. Thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 22. Phí trọng tài
- Điều 23. Địa điểm tiến hành trọng tài
- Điều 24. Bản tự bảo vệ
- Điều 25. Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài
- Điều 26. Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập
- Điều 27. Thay đổi Trọng tài viên
- Điều 28. Sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện
- Điều 29. Đơn kiện lại
- Điều 30. Xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài
- Điều 31. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc
- Điều 32. Thu thập chứng cứ
- Điều 33. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 34. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 35. Thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 36. Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 37. Hoà giải
- Điều 38. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 39. Tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 40. Việc vắng mặt của các bên
- Điều 41. Hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 42. Nguyên tắc ra quyết định trọng tài
- Điều 43. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 44. Quyết định trọng tài
- Điều 45. Công bố quyết định trọng tài
- Điều 46. Sửa chữa quyết định trọng tài
- Điều 47. Đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 48. Lưu trữ hồ sơ trọng tài
- Điều 49. Giải quyết vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài
- Điều 50. Quyền yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
- Điều 51. Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
- Điều 52. Thụ lý hồ sơ
- Điều 53. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
- Điều 54. Căn cứ để huỷ quyết định trọng tài
- Điều 55. Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án
- Điều 56. Xét kháng cáo, kháng nghị
- Điều 57. Thi hành quyết định trọng tài
- Điều 58. Lệ phí toà án liên quan đến trọng tài