Điều 30 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003
Điều 30. Xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài
1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác. Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút đơn khiếu nại. Hội đồng Trọng tài tiếp tục xem xét giải quyết vụ tranh chấp.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài về nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng Trọng tài, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài. Bên có yêu cầu phải đồng thời thông báo việc này cho Hội đồng Trọng tài.
Đơn yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên và địa chỉ của người viết đơn;
c) Nội dung yêu cầu.
Đơn yêu cầu phải kèm theo các bản sao đơn kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng Trọng tài. Các bản sao phải có chứng thực hợp lệ.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là chung thẩm.
Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án theo quy định tại
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003
- Số hiệu: 08/2003/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/02/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 01/07/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 4. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 5. Thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
- Điều 6. Hiệu lực của quyết định trọng tài
- Điều 7. Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 8. Áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 9. Hình thức thoả thuận trọng tài
- Điều 10. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
- Điều 11. Quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng
- Điều 14. Điều kiện thành lập Trung tâm Trọng tài
- Điều 15. Đăng báo về việc thành lập Trung tâm Trọng tài
- Điều 16. Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trọng tài
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Trọng tài
- Điều 18. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài
- Điều 19. Quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 20. Đơn kiện
- Điều 21. Thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài
- Điều 22. Phí trọng tài
- Điều 23. Địa điểm tiến hành trọng tài
- Điều 24. Bản tự bảo vệ
- Điều 25. Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài
- Điều 26. Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập
- Điều 27. Thay đổi Trọng tài viên
- Điều 28. Sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện
- Điều 29. Đơn kiện lại
- Điều 30. Xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài
- Điều 31. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc
- Điều 32. Thu thập chứng cứ
- Điều 33. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 34. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 35. Thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 36. Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 37. Hoà giải
- Điều 38. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 39. Tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 40. Việc vắng mặt của các bên
- Điều 41. Hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 42. Nguyên tắc ra quyết định trọng tài
- Điều 43. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 44. Quyết định trọng tài
- Điều 45. Công bố quyết định trọng tài
- Điều 46. Sửa chữa quyết định trọng tài
- Điều 47. Đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 48. Lưu trữ hồ sơ trọng tài
- Điều 49. Giải quyết vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài
- Điều 50. Quyền yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
- Điều 51. Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
- Điều 52. Thụ lý hồ sơ
- Điều 53. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
- Điều 54. Căn cứ để huỷ quyết định trọng tài
- Điều 55. Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án
- Điều 56. Xét kháng cáo, kháng nghị
- Điều 57. Thi hành quyết định trọng tài
- Điều 58. Lệ phí toà án liên quan đến trọng tài