Chương 5 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 1994
THANH TRA VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi do Chính phủ quy định.
Nội dung thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm:
1- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2- Thanh tra việc thực hiện, quy trình quy phạm kỹ thuật; thực hiện quy hoạch, kế hoạch và luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền:
1- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2- Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
3- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm;
4- Quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây hại đến công trình thuỷ lợi và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 1994
- Số hiệu: 36-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 31/08/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đức Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 31/08/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Pháp lệnh này áp dụng đối với những công trình thuỷ lợi đã xây dựng và được đưa vào khai thác.
- Điều 2. Trong Pháp lệnh này, các thuận ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 3. Công trình thuỷ lợi được xây dựng từ mọi nguồn vốn đều phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trong đó phải chỉ rõ tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm khai thác và bảo vệ.
- Điều 4. Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc xây dựng bổ sung, tu bổ, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Điều 5. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định chủ chương phát triển, kế hoạch khai thác và bảo vệ hệ thông công trình thuỷ lợi; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đó và việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi tại địa phương mình.
- Điều 6. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ và chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Điều 7. Hộ dùng nước của công trình thuỷ lợi có trách nhiệm trả thuỷ lợi phí theo quy định của pháp luật.
- Điều 8. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến công trình thuỷ lợi; chiếm dụng thuỷ lợi phí, sử dụng thuỷ lợi phí sai quy định.
- Điều 10. Hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng vốn của ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước do các doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trực tiếp khai thác và bảo vệ.
- Điều 11. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi là loại hình doanh nghiệp dịch vụ đặc thù, khai thác cơ sở kinh tế kỹ thuật hạ tầng phục vụ xã hội, dân sinh, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động theo phương thức hạch toán lấy thu bù chi; được Nhà nước hỗ trợ tài chính trong các trường hợp sau:
- Điều 12. Căn cứ vào Điều 2, Điều 7 và Điều 11 của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định cụ thể mức thuỷ lợi chi phí cho phù hợp với từng loại hình công trình thuỷ lợi và điều kiện thực tế của từng vùng trong cả nước; chưa tính thu hồi vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Điều 13. Nguồn tài chính của Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm:
- Điều 14. Chính sách tài chính, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán thuỷ lợi phí giữa hộ dùng nước với Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi và thời gian thanh toán tiền điện giữa Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi với Công ty Điện lực do Chính phủ quy định.
- Điều 15. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi có nhiệm vụ:
- Điều 16. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi có quyền:
- Điều 17. Hộ dùng nước của công trình thuỷ lợi có quyền và nghĩa vụ:
- Điều 18. Hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan đến nhiều địa phương được thành lập Hội đồng quản lý hệ thống.
- Điều 19. Chủ đầu tư các công trình thuỷ lợi được xây dựng không bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, tự quyết định tổ chức khai thác và bảo vệ công trình dưới dạng Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi.
- Điều 20. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi phải thực hiện đúng quy hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo vận hành công trình an toàn, phục vụ sản xuất có hiệu quả.
- Điều 21. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hoạt động theo nguyên tắc kinh doanh đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và hộ dùng nước; doanh nghiệp ngoài quốc doanh dựa vào hệ thống công trình thuỷ lợi của Nhà nước làm dịch vụ phải trả tiền nước cho Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi.
- Điều 22. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi liên quan đến nhiều địa phương có thể thành lập Hội đồng quản lý hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi.
- Điều 23. Công trình thuỷ lợi do tổ chức, cá nhân nào khai thác thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình.
- Điều 24. Chủ đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phải chủ động có phương án phòng chống thiên tai và hành động phá hoại, đảm bảo an toàn công trình.
- Điều 25. Khi phát hiện công trình thuỷ lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, thì người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý công trình hoặc cơ quan Nhà nước nơi gần nhất để xử lý.
- Điều 26. Mọi hoạt động có liên quan đến việc bảo vệ công trình thuỷ lợi được quy định như sau:
- Điều 27. Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi theo Tiêu chuẩn Việt Nam số 5060-90 ngày 1 tháng 7 năm 1990, được quy định như sau:
- Điều 28. Nghiêm cấm các hành vi sau:
- Điều 29. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi cả nước.
- Điều 30. Nội dung quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm:
- Điều 31. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong việc vận hành công trình, điều hoà tưới tiêu nước, thu thuỷ lợi phí, khai thác tổng hợp và bảo vệ công trình thuỷ lợi được quy định như sau:
- Điều 32. Cơ quan quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có trách nhiệm phối hợp với thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương có liên quan để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này.
- Điều 33. Nội dung thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm:
- Điều 34. Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền:
- Điều 35. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, ngăn chặn các hành vi gây hại công trình thuỷ lợi thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
- Điều 36. Người nào lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, xâm hại đến công trình thuỷ lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phát hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Điều 37. Người nào thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho người có hành vi vi phạm luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, quyết định xử lý trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Điều 38. Người nào chiếm dụng thuỷ lợi phí hoặc sử dụng thuỷ lợi phí sai quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Điều 39. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi gây thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân thì ngoài việc xử lý theo quy định tại các điều 36, 37 và 38 của Pháp lệnh này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.