Điều 9 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
Điều 9. Điều kiện bảo đảm an toàn bức xạ
Tổ chức, cá nhân được phép tiến hành công việc bức xạ khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và các điều kiện bảo đảm an toàn bức xạ sau đây:
1- Luận chứng về bảo đảm an toàn bức xạ được cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thẩm định. Luận chứng bảo đảm an toàn bức xạ phải nêu rõ tính hợp lý và sự cần thiết của việc tiến hành công việc bức xạ; đưa ra giải pháp tối ưu về việc bảo đảm an toàn bức xạ; xác định các điều kiện bảo đảm an toàn cho nhân viên bức xạ, dân cư khu vực có cơ sở bức xạ và môi trường trong mức giới hạn cho phép về an toàn bức xạ. Thủ tục xây dựng, luận chứng bảo đảm an toàn bức xạ và các mức giới hạn cho phép về an toàn bức xạ do Chính phủ quy định;
2- Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ bao gồm việc bảo đảm chất lượng, chỉ tiêu thiết kế, kỹ thuật khi xây dựng, lắp ráp, vận hành nguồn bức xạ, cơ sở bức xạ, địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ; có đủ thiết bị kiểm soát môi trường, chất thải phóng xạ và phòng hộ cho nhân viên bức xạ; có đủ phương tiện khắc phục sự cố theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ;
3- Điều kiện về nhân lực bao gồm việc có người quản lý cơ sở bức xạ, người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên bức xạ có chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức về an toàn bức xạ;
4- Điều kiện về tài chính bao gồm việc có đủ nguồn tài chính để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ và khắc phục sự cố bức xạ.
Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
- Số hiệu: 50-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/06/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quản lý, sử dụng bức xạ
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 5. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm hoạt động kiểm soát bức xạ
- Điều 6. Quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 7. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và các tổ chức xã hội khác
- Điều 8. Nghiêm cấm vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 9. Điều kiện bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 10. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 11. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ
- Điều 12. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
- Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 14. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ khi vận chuyển
- Điều 15. Khu vực có khoáng sản phóng xạ chưa khai thác
- Điều 16. Trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Trường hợp sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng
- Điều 21. Trách nhiệm khắc phục sự cố bức xạ trên đường vận chuyển
- Điều 22. Khai báo
- Điều 23. Đăng ký
- Điều 24. Giấy phép
- Điều 25. Thời hạn của giấy đăng ký, giấy phép
- Điều 26. Gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép
- Điều 27. Phí, lệ phí
- Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 29. Thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 30. Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 31. Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 32. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 33. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 34. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện