Điều 24 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
1- Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, tiến hành các công việc bức xạ phải xin giấy phép hoạt động cho cơ sở bức xạ, giấy phép tiến hành công việc bức xạ và giấy phép cho nhân viên làm công việc bức xạ đặc biệt.
2- Thủ tục xin cấp các loại giấy phép nêu tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân muốn xin cấp giấy phép phải gửi đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép đến cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ được Chính phủ phân cấp cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ có thẩm quyền cấp giấy phép phải tổ chức thẩm định đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép;
c) Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ có thẩm quyền cấp giấy phép phải tiến hành việc cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ có thẩm quyền cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đã gửi đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép.
3- Chính phủ quy định mẫu đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép, điều kiện và tiêu chuẩn để được cấp hoặc miễn cấp giấy phép, danh mục công việc bức xạ đặc biệt, thủ tục tiến hành cấp giấy phép.
Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
- Số hiệu: 50-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/06/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quản lý, sử dụng bức xạ
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 5. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm hoạt động kiểm soát bức xạ
- Điều 6. Quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 7. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và các tổ chức xã hội khác
- Điều 8. Nghiêm cấm vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 9. Điều kiện bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 10. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 11. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ
- Điều 12. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
- Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 14. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ khi vận chuyển
- Điều 15. Khu vực có khoáng sản phóng xạ chưa khai thác
- Điều 16. Trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Trường hợp sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng
- Điều 21. Trách nhiệm khắc phục sự cố bức xạ trên đường vận chuyển
- Điều 22. Khai báo
- Điều 23. Đăng ký
- Điều 24. Giấy phép
- Điều 25. Thời hạn của giấy đăng ký, giấy phép
- Điều 26. Gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép
- Điều 27. Phí, lệ phí
- Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 29. Thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 30. Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 31. Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 32. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 33. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 34. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện