Chương 3 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT SỰ CỐ BỨC XẠ
Điều 16. Trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ
Khi sự cố bức xạ xảy ra, người quản lý cơ sở bức xạ có trách nhiệm:
1- Áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thiệt hại do sự cố bức xạ gây ra, cứu chữa nạn nhân, lập biên bản và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) nơi xảy ra sự cố bức xạ, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
2- Trường hợp vượt quá khả năng khắc phục sự cố bức xạ của cơ sở, phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cơ quan quản lý trực tiếp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố bức xạ để có sự hỗ trợ kịp thời và tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự cố bức xạ để Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh thông báo cho nhân dân địa phương;
3- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tham gia khắc phục sự cố bức xạ và thực hiện các hướng dẫn của họ;
4- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ;
5- Báo cáo bằng văn bản về sự cố bức xạ cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố bức xạ;
6- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố bức xạ và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
Khi sự cố bức xạ xảy ra, cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở bức xạ có trách nhiệm:
1- Chỉ đạo người quản lý cơ sở bức xạ thực hiện các quy định tại
2- Cử ngay cán bộ có thẩm quyền đến cơ sở bức xạ để hướng dẫn, giúp đỡ khắc phục sự cố bức xạ;
3- Huy động lực lượng và phương tiện cần thiết để khắc phục sự cố bức xạ.
Tuỳ theo mức độ sự cố bức xạ xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1- Cử chuyên gia đến cơ sở bức xạ để hướng dẫn và giúp đỡ khắc phục sự cố bức xạ;
2- Cử Thanh tra viên chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ đến cơ sở bức xạ để điều tra sự cố bức xạ;
3- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố bức xạ; phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để huy động lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả sự cố bức xạ;
4- Báo cáo với Chính phủ về sự cố bức xạ;
5- Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan đến sự cố bức xạ mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1- Tuỳ theo mức độ sự cố bức xạ bức xạ xảy ra tại cơ sở bức xạ thuộc quyền quản lý của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
a) Cử cán bộ có thẩm quyền đến cơ sở bức xạ để giúp đỡ khắc phục sự cố bức xạ;
b) Báo cáo với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về diễn biến sự cố bức xạ;
c) Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để huy động lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả sự cố bức xạ;
d) Báo cáo và đề xuất với Chính phủ các biện pháp giải quyết sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng.
2- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia khắc phục sự cố bức xạ theo sự phân công của Chính phủ.
Điều 20. Trường hợp sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng
1- Trường hợp xảy ra sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng, Chính phủ trực tiếp chỉ đạo việc khắc phục, ra quyết định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, yêu cầu hỗ trợ quốc tế khi xét thấy cần thiết, tổ chức điều tra nguyên nhân và xác định trách nhiệm, quyết định việc trợ cấp và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Chính phủ quy định cụ thể về việc khắc phục sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng.
2- Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hậu quả sự cố bức xạ khi sự cố bức xạ xảy ra tại nước khác mà gây thiệt hại trên lãnh thổ Việt Nam hoặc khi sự cố bức xạ xảy ra tại Việt Nam mà gây thiệt hại trên lãnh thổ nước khác theo cam kết trong các điều ước quốc tế có liên quan đến sự cố bức xạ mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 21. Trách nhiệm khắc phục sự cố bức xạ trên đường vận chuyển
1- Khi sự cố bức xạ xảy ra trên đường vận chuyển, người áp tải hàng, người điều khiển phương tiện vận chuyển phải tìm mọi cách cô lập khu vực nguy hiểm, báo cáo ngay cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất và bên xin giấy phép vận chuyển. Bên xin giấy phép vận chuyển có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.
2- Khi nhận được báo cáo, các bên hữu quan phải cử người có thẩm quyền, đưa phương tiện kỹ thuật cần thiết đến ngay hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả và điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ.
3- Tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả sự cố bức xạ, bên gửi hàng, người áp tải hàng, người điều khiển phương tiện vận chuyển, chủ phương tiện vận chuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
- Số hiệu: 50-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/06/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quản lý, sử dụng bức xạ
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 5. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm hoạt động kiểm soát bức xạ
- Điều 6. Quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 7. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và các tổ chức xã hội khác
- Điều 8. Nghiêm cấm vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 9. Điều kiện bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 10. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 11. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ
- Điều 12. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
- Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 14. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ khi vận chuyển
- Điều 15. Khu vực có khoáng sản phóng xạ chưa khai thác
- Điều 16. Trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Trường hợp sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng
- Điều 21. Trách nhiệm khắc phục sự cố bức xạ trên đường vận chuyển
- Điều 22. Khai báo
- Điều 23. Đăng ký
- Điều 24. Giấy phép
- Điều 25. Thời hạn của giấy đăng ký, giấy phép
- Điều 26. Gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép
- Điều 27. Phí, lệ phí
- Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 29. Thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 30. Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 31. Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 32. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 33. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 34. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện