Điều 16 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
Điều 16. Trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ
Khi sự cố bức xạ xảy ra, người quản lý cơ sở bức xạ có trách nhiệm:
1- Áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thiệt hại do sự cố bức xạ gây ra, cứu chữa nạn nhân, lập biên bản và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) nơi xảy ra sự cố bức xạ, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
2- Trường hợp vượt quá khả năng khắc phục sự cố bức xạ của cơ sở, phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cơ quan quản lý trực tiếp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố bức xạ để có sự hỗ trợ kịp thời và tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự cố bức xạ để Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh thông báo cho nhân dân địa phương;
3- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tham gia khắc phục sự cố bức xạ và thực hiện các hướng dẫn của họ;
4- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ;
5- Báo cáo bằng văn bản về sự cố bức xạ cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố bức xạ;
6- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố bức xạ và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
- Số hiệu: 50-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/06/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quản lý, sử dụng bức xạ
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 5. Những nguyên tắc cơ bản bảo đảm hoạt động kiểm soát bức xạ
- Điều 6. Quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 7. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và các tổ chức xã hội khác
- Điều 8. Nghiêm cấm vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 9. Điều kiện bảo đảm an toàn bức xạ
- Điều 10. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 11. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ
- Điều 12. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
- Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 14. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ khi vận chuyển
- Điều 15. Khu vực có khoáng sản phóng xạ chưa khai thác
- Điều 16. Trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ
- Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp
- Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Trường hợp sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng
- Điều 21. Trách nhiệm khắc phục sự cố bức xạ trên đường vận chuyển
- Điều 22. Khai báo
- Điều 23. Đăng ký
- Điều 24. Giấy phép
- Điều 25. Thời hạn của giấy đăng ký, giấy phép
- Điều 26. Gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép
- Điều 27. Phí, lệ phí
- Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 29. Thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 30. Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 31. Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 32. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 33. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 34. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện