Điều 62 Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 62. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
a) Chuẩn bị họp
- Chậm nhất 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi đến người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
- Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội nơi người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật đang công tác dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật.
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
- Hồ sơ kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch, biên bản cuộc họp kiểm điểm của tập đoàn, tổng công ty, công ty nơi người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật đang công tác và các tài liệu khác có liên quan.
b) Trình tự họp
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.
- Người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm. Nếu người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay. Nếu người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp theo quy định tại Điểm này.
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
- Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến.
- Người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến. Nếu người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp theo quy định tại Điểm này.
- Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.
- Chủ tịch và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biên bản cuộc họp.
Trường hợp nhiều người quản lý doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, tổng công ty, công ty có hành vi vi phạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng người quản lý doanh nghiệp.
2. Quyết định kỷ luật
a) Trình tự ra quyết định kỷ luật
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản và hồ sơ kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định tại
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm quy định tại
- Trường hợp có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Điểm b
b) Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
c) Sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, nếu người quản lý doanh nghiệp không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực thi hành mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực thi hành.
Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 4. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 5. Thẩm quyền của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 6. Thẩm quyền của tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 7. Thẩm quyền của Bộ Nội vụ
- Điều 8. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên
- Điều 9. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc
- Điều 10. Căn cứ đánh giá
- Điều 11. Thời điểm đánh giá
- Điều 12. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
- Điều 13. Nội dung đánh giá
- Điều 14. Phân loại đánh giá
- Điều 15. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Điều 16. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 17. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 18. Trình tự, thủ tục đánh giá
- Điều 19. Bồi dưỡng kiến thức
- Điều 20. Nguyên tắc thực hiện quy hoạch
- Điều 21. Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện quy trình quy hoạch
- Điều 22. Quy trình thực hiện quy hoạch
- Điều 23. Báo cáo quy hoạch
- Điều 24. Định kỳ xây dựng và rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch
- Điều 25. Hồ sơ quy hoạch
- Điều 28. Đề xuất chủ trương
- Điều 29. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ
- Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
- Điều 31. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 32. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm chức danh quản lý trong trường hợp thành lập doanh nghiệp mới hoặc do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức
- Điều 33. Công bố và trao quyết định bổ nhiệm
- Điều 34. Hồ sơ bổ nhiệm
- Điều 35. Thời hạn và thời điểm bổ nhiệm lại
- Điều 36. Điều kiện người quản lý doanh nghiệp được xem xét bổ nhiệm lại
- Điều 37. Quy trình bổ nhiệm lại
- Điều 38. Trường hợp không thực hiện quy trình bổ nhiệm lại
- Điều 39. Hồ sơ bổ nhiệm lại
- Điều 43. Mục đích, yêu cầu
- Điều 44. Phạm vi, đối tượng
- Điều 45. Quy trình
- Điều 46. Thời gian điều động, luân chuyển
- Điều 47. Chế độ, chính sách đối với người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển
- Điều 48. Đánh giá người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển
- Điều 49. Khen thưởng
- Điều 50. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
- Điều 51. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 52. Hình thức kỷ luật
- Điều 53. Khiển trách
- Điều 54. Cảnh cáo
- Điều 55. Hạ bậc lương
- Điều 56. Cách chức
- Điều 57. Buộc thôi việc
- Điều 58. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 59. Hội đồng kỷ luật
- Điều 60. Thành phần Hội đồng kỷ luật
- Điều 61. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
- Điều 62. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
- Điều 63. Khiếu nại
- Điều 64. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 65. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp