Chương 7 Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1. Người quản lý doanh nghiệp được từ chức một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ uy tín để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
b) Do nhận thấy vi phạm khuyết điểm của tập đoàn, tổng công ty, công ty hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
c) Có nguyện vọng xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
2. Người quản lý doanh nghiệp không được từ chức một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao;
b) Đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền.
3. Thủ tục xem xét cho từ chức
a) Người quản lý doanh nghiệp xin từ chức phải viết đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất ý kiến từng trường hợp cụ thể trình Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.
c) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất.
d) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
đ) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn từ chức của người quản lý doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
e) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định cho từ chức, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định nhân sự thay thế.
g) Người quản lý doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức thì vẫn phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
1. Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm pháp luật bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
- Bị cấp có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức kỷ luật cách chức.
c) Không đủ năng lực, trình độ, uy tín để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Trong 01 nhiệm kỳ hoặc trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp bị 02 lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Để tổ chức, đơn vị được giao phụ trách mất đoàn kết hoặc làm tổ chức, đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cấp có thẩm quyền;
- Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức hoặc vi phạm quy định về những việc đảng viên không được làm đối với người quản lý là đảng viên.
d) Có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
2. Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp không chờ đến hết thời hạn giữ chức vụ được bổ nhiệm hoặc chờ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Thủ tục xem xét miễn nhiệm
a) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chỉ đạo cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất phương án miễn nhiệm.
b) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp trực tiếp nhân sự đang xem xét miễn nhiệm để thông báo và nghe ý kiến của nhân sự.
c) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất về việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp.
d) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
đ) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định nhân sự thay thế.
Người quản lý doanh nghiệp sau khi từ chức, miễn nhiệm sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp là để bố trí, sử dụng có hiệu quả người quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tập đoàn, tổng công ty, công ty; để rèn luyện, thử thách, nâng cao năng lực thực tiễn của người quản lý doanh nghiệp.
2. Yêu cầu của việc điều động, luân chuyển
a) Phải căn cứ vào nhu cầu công tác, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch điều động, luân chuyển và bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn chức danh của vị trí công tác dự kiến quy hoạch.
b) Người quản lý doanh nghiệp được luân chuyển giữ các chức danh bầu cử thì thực hiện theo các quy định của Đảng và pháp luật.
Điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch, quy hoạch trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty, công ty và ngoài tập đoàn, tổng công ty, công ty.
1. Hàng năm, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển.
2. Hội đồng thành viên họp thảo luận, trao đổi thống nhất kế hoạch và nhân sự cụ thể dự kiến điều động, luân chuyển.
3. Đại diện Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty lấy ý kiến trực tiếp và bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp nơi người quản lý doanh nghiệp đang công tác và cấp ủy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển đến.
4. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty trao đổi trực tiếp với người quản lý doanh nghiệp về việc thực hiện chủ trương điều động, luân chuyển.
5. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6. Đối với người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thành viên trình Bộ quản lý ngành; Bộ quản lý ngành trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ đến Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan; Bộ Nội vụ thẩm định; Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 46. Thời gian điều động, luân chuyển
1. Người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển phải công tác tại cơ quan, đơn vị mới ít nhất hai phần ba nhiệm kỳ.
2. Người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển giữ các chức danh bầu cử thì thời gian luân chuyển ít nhất phải đủ 01 nhiệm kỳ và không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp cho 01 chức danh.
Điều 47. Chế độ, chính sách đối với người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển
1. Cơ quan, đơn vị có người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển đến công tác phải chuẩn bị và tạo điều kiện cần thiết để người quản lý doanh nghiệp được ổn định sinh hoạt và công tác.
2. Người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển đảm nhiệm chức danh, chức vụ nào thì hưởng chế độ, chính sách tương ứng với chức danh, chức vụ đó theo quy định của pháp luật. Nếu phụ cấp, lương chức danh, chức vụ đảm nhiệm thấp hơn phụ cấp, lương chức danh, chức vụ trước khi điều động, luân chuyển thì được bảo lưu phụ cấp, lương chức danh, chức vụ trước khi điều động, luân chuyển cho đến khi hết thời hạn điều động, luân chuyển.
3. Người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày quyết định điều động, luân chuyển có hiệu lực thi hành.
Điều 48. Đánh giá người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển
1. Cấp có thẩm quyền nơi người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển đến có trách nhiệm đánh giá người quản lý doanh nghiệp định kỳ hàng năm theo quy định.
2. Cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhận xét, đánh giá và bố trí, sắp xếp người quản lý doanh nghiệp sau khi thực hiện xong việc điều động, luân chuyển.
Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 4. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 5. Thẩm quyền của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 6. Thẩm quyền của tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 7. Thẩm quyền của Bộ Nội vụ
- Điều 8. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên
- Điều 9. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc
- Điều 10. Căn cứ đánh giá
- Điều 11. Thời điểm đánh giá
- Điều 12. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
- Điều 13. Nội dung đánh giá
- Điều 14. Phân loại đánh giá
- Điều 15. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Điều 16. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 17. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
- Điều 18. Trình tự, thủ tục đánh giá
- Điều 19. Bồi dưỡng kiến thức
- Điều 20. Nguyên tắc thực hiện quy hoạch
- Điều 21. Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện quy trình quy hoạch
- Điều 22. Quy trình thực hiện quy hoạch
- Điều 23. Báo cáo quy hoạch
- Điều 24. Định kỳ xây dựng và rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch
- Điều 25. Hồ sơ quy hoạch
- Điều 28. Đề xuất chủ trương
- Điều 29. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ
- Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
- Điều 31. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 32. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm chức danh quản lý trong trường hợp thành lập doanh nghiệp mới hoặc do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức
- Điều 33. Công bố và trao quyết định bổ nhiệm
- Điều 34. Hồ sơ bổ nhiệm
- Điều 35. Thời hạn và thời điểm bổ nhiệm lại
- Điều 36. Điều kiện người quản lý doanh nghiệp được xem xét bổ nhiệm lại
- Điều 37. Quy trình bổ nhiệm lại
- Điều 38. Trường hợp không thực hiện quy trình bổ nhiệm lại
- Điều 39. Hồ sơ bổ nhiệm lại
- Điều 43. Mục đích, yêu cầu
- Điều 44. Phạm vi, đối tượng
- Điều 45. Quy trình
- Điều 46. Thời gian điều động, luân chuyển
- Điều 47. Chế độ, chính sách đối với người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển
- Điều 48. Đánh giá người quản lý doanh nghiệp được điều động, luân chuyển
- Điều 49. Khen thưởng
- Điều 50. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
- Điều 51. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 52. Hình thức kỷ luật
- Điều 53. Khiển trách
- Điều 54. Cảnh cáo
- Điều 55. Hạ bậc lương
- Điều 56. Cách chức
- Điều 57. Buộc thôi việc
- Điều 58. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 59. Hội đồng kỷ luật
- Điều 60. Thành phần Hội đồng kỷ luật
- Điều 61. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
- Điều 62. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
- Điều 63. Khiếu nại
- Điều 64. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 65. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp