Điều 47 Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
Điều 47. Các yêu cầu về an toàn dầu khí
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải thực hiện các công việc về an toàn như sau:
1. Lập vùng an toàn và duy trì tín hiệu an toàn cho các công trình dầu khí và máy móc thiết bị như sau:
a) Khoảng cách tối thiểu vùng an toàn cho các công trình dầu khí trên biển là năm trăm mét (500 m) trở ra tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía hoặc từ vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Trong phạm vi hai (02) hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí (bao gồm các công trình ngầm dưới đáy biển), các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển. Trong phạm vi vùng an toàn, người không có trách nhiệm không được xâm nhập, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Vùng an toàn xung quanh các thiết bị, công trình phục vụ tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên đất liền do Bộ Công Thương quy định, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí.
2. Không xây dựng công trình, thả phương tiện nổi cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh công trình, phương tiện ở nơi có nguy cơ cản trở cho việc lưu thông các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý cảng biển, luồng hàng hải.
3. Trước khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, nhà thầu phải xây dựng và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với các tài liệu sau:
a) Trước khi triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thực địa
- Chương trình quản lý an toàn và đánh giá rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và sử dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố.
b) Trước khi tiến hành phát triển mỏ dầu khí
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chương trình quản lý an toàn và đánh giá rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố.
4. Thiết lập hệ thống quản lý an toàn và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn theo chương trình quản lý an toàn đã được phê duyệt.
5. Cập nhật số liệu và hoàn thiện báo cáo đánh giá rủi ro, báo cáo việc thực hiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
6. Ghi chép đầy đủ các sự cố, tai nạn xảy ra.
7. Thông báo khẩn cấp và áp dụng ngay các biện pháp khắc phục trong trường hợp bị tai nạn hoặc sự cố theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng các biện pháp để bảo đảm an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Cơ sở để tiến hành hoạt động dầu khí
- Điều 7. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 8. Điều kiện dự thầu
- Điều 9. Chỉ tiêu đấu thầu
- Điều 10. Quy trình đấu thầu
- Điều 11. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 12. Thông báo mời thầu rộng rãi
- Điều 13. Đăng ký dự thầu
- Điều 14. Hồ sơ mời thầu
- Điều 15. Hồ sơ dự thầu
- Điều 16. Bảo đảm dự thầu
- Điều 17. Mở thầu
- Điều 18. Bảo mật hồ sơ dự thầu
- Điều 19. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 20. Thẩm định kết quả đấu thầu
- Điều 21. Thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 22. Chào thầu cạnh tranh
- Điều 23. Chỉ định thầu
- Điều 24. Hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện
- Điều 25. Hình thức hợp đồng dầu khí
- Điều 26. Đàm phán hợp đồng dầu khí
- Điều 27. Thời hạn hợp đồng dầu khí
- Điều 28. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò
- Điều 29. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò và hợp đồng dầu khí
- Điều 30. Kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt
- Điều 31. Giữ lại diện tích phát hiện khí
- Điều 32. Tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí
- Điều 33. Hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò
- Điều 34. Cam kết công việc và cam kết công việc bổ sung
- Điều 35. Người điều hành
- Điều 36. Văn phòng điều hành
- Điều 37. Quy trình thẩm định hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 38. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh
- Điều 39. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 40. Thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm giữ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí tại Việt Nam
- Điều 41. Chấm dứt quyền tham gia hợp đồng dầu khí của từng nhà thầu khi vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng dầu khí
- Điều 42. Chấm dứt hợp đồng dầu khí do nhà thầu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
- Điều 43. Chấm dứt hợp đồng dầu khí
- Điều 44. Chương trình công tác và ngân sách hàng năm
- Điều 45. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng
- Điều 46. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
- Điều 47. Các yêu cầu về an toàn dầu khí
- Điều 48. Trách nhiệm bồi thường
- Điều 49. Các yêu cầu về bảo tồn tài nguyên
- Điều 50. Các quy định về thăm dò địa vật lý
- Điều 51. Các quy định trong khi khoan
- Điều 52. Quy định về khai thác dầu khí
- Điều 53. Quyền sử dụng thiết bị và phương tiện
- Điều 54. Bảo hiểm dầu khí
- Điều 55. Cung cấp thông tin
- Điều 56. Bảo mật thông tin
- Điều 57. Cung cấp dịch vụ dầu khí, mua sắm hàng hóa và lựa chọn nhà thầu
- Điều 58. Chế độ đối với người lao động
- Điều 59. Tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động
- Điều 60. Quy định về mở tài khoản và mua ngoại tệ
- Điều 61. Hỗ trợ cân đối ngoại tệ
- Điều 62. Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam
- Điều 63. Các công việc sau khi phát hiện dầu khí
- Điều 64. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí
- Điều 65. Tính lại trữ lượng dầu khí
- Điều 66. Phát hiện dầu khí có tiềm năng thương mại vượt ra ngoài diện tích hợp đồng
- Điều 67. Hợp nhất mỏ hoặc phát triển chung
- Điều 68. Quy trình trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ
- Điều 69. Quy trình trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm
- Điều 70. Quy trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ
- Điều 71. Thực hiện kế hoạch phát triển mỏ dầu khí
- Điều 72. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch khai thác sớm và kế hoạch phát triển mỏ
- Điều 73. Sử dụng khí đồng hành
- Điều 74. Sử dụng dầu khí cho hoạt động khai thác
- Điều 75. Đốt và xả khí
- Điều 76. Báo cáo định kỳ
- Điều 77. Nghĩa vụ thu dọn mỏ
- Điều 78. Quỹ thu dọn mỏ
- Điều 79. Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ
- Điều 80. Quản lý và sử dụng quỹ thu dọn mỏ
- Điều 81. Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 82. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 83. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 84. Trách nhiệm báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Điều 85. Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động dầu khí