Mục 2 Chương 2 Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
Việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng trên nguyên tắc cạnh tranh quốc tế và không qua bước sơ tuyển. Mọi tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này đều được tham gia dự thầu.
1. Bên dự thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đối với bên dự thầu là tổ chức:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu đang hoạt động;
- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc không có khả năng trả nợ theo quy định của pháp luật;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
b) Đối với bên dự thầu là cá nhân:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân;
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
c) Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
d) Đã hoặc đang tham gia tối thiểu hai hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
2. Tổ chức, cá nhân không thỏa mãn điều kiện tại Điểm d Khoản 1 Điều này, muốn tham gia hoạt động dầu khí tại Việt Nam thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo thành một liên danh nhà thầu dầu khí theo quy định của Nghị định này. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sẽ làm đại diện cho tất cả các bên trong liên danh nhà thầu dầu khí để tham gia dự thầu và là người điều hành.
1. Các chỉ tiêu đấu thầu được nêu trong hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Tỷ lệ chia dầu khí lãi;
b) Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu;
c) Tỷ lệ tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu;
d) Tỷ lệ thu hồi chi phí.
2. Căn cứ vào tiềm năng của từng lô dầu khí, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung một hoặc một số chỉ tiêu đấu thầu khác như tỷ lệ gánh vốn cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu, hoa hồng chữ ký, hoa hồng phát hiện thương mại, hoa hồng khai thác, phí tham khảo tài liệu, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí hoặc các chỉ tiêu tương tự khác trong hồ sơ mời thầu.
3. Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu dầu thô (bao gồm cả condensate) và khí thiên nhiên, các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và được thông báo trước trong hồ sơ mời thầu.
Quy trình đấu thầu gồm các bước:
1. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
2. Thông báo mời thầu.
3. Đăng ký dự thầu và đọc tài liệu.
4. Phát hành hồ sơ mời thầu.
5. Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.
6. Thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.
7. Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí.
8. Phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
Điều 11. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập kế hoạch đấu thầu, báo cáo Bộ Công Thương để tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau:
a) Danh mục lô đấu thầu và đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí của từng lô;
b) Thời gian tiến hành đấu thầu;
c) Các chỉ tiêu đấu thầu;
d) Phương pháp đánh giá thầu.
3. Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu được thực hiện theo quy định tại
Điều 12. Thông báo mời thầu rộng rãi
1. Căn cứ vào kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ra thông báo mời thầu. Thông báo mời thầu được đăng liên tục trong năm (05) số báo liên tiếp trên năm (05) báo có uy tín phát hành hàng ngày, trong đó có ít nhất một (01) báo phát hành bằng tiếng Anh trên mạng thông tin trong nước hoặc nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Thông báo mời thầu có thể được gửi trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến các lô mời thầu.
2. Thông báo mời thầu bao gồm danh mục các lô mời thầu; bản đồ khu vực lô mời thầu; thời gian tham khảo tài liệu và các thông tin khác có liên quan.
1. Bên dự thầu gửi đăng ký dự thầu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thời hạn đăng ký dự thầu không quá 45 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng thông báo mời thầu.
2. Khi đăng ký dự thầu, bên dự thầu phải cung cấp nội dung tóm tắt chứng minh năng lực tài chính, kỹ thuật và dự kiến việc hình thành liên danh nhà thầu dầu khí (nếu có).
3. Bên dự thầu được nhận hồ sơ mời thầu và được quyền tiếp cận với các tài liệu theo danh mục đã công bố trong hồ sơ mời thầu sau khi đã đăng ký dự thầu.
1. Căn cứ kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuẩn bị hồ sơ mời thầu và phát hành hồ sơ mời thầu cho bên dự thầu.
2. Nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Các chỉ tiêu đấu thầu;
b) Yêu cầu về năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm chuyên môn và văn bản về việc hình thành liên danh nhà thầu dầu khí (nếu có);
c) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thời gian tiến hành quá trình đấu thầu và các chi tiết khác về thủ tục đấu thầu;
đ) Tài liệu, thông tin cơ bản về lô mời thầu;
e) Yêu cầu các tài liệu pháp lý: giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, điều lệ, báo cáo tài chính ba (03) năm gần nhất đối với tổ chức và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân và các tài liệu khác có liên quan của bên dự thầu hoặc từng bên tham gia trong liên danh nhà thầu dầu khí;
g) Hướng dẫn đối với bên dự thầu;
h) Mẫu hợp đồng dầu khí;
i) Bảo đảm dự thầu (nếu có) bao gồm các nội dung về hình thức, giá trị và thời hạn của bảo đảm dự thầu;
k) Các nội dung khác liên quan đến đánh giá tiềm năng dầu khí của lô (nếu có).
1. Hồ sơ dự thầu được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo quy định tại hồ sơ mời thầu.
2. Đồng tiền sử dụng trong hồ sơ dự thầu là Đô la Mỹ.
3. Bên dự thầu gửi hồ sơ dự thầu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời hạn được ghi trong hồ sơ mời thầu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế để quy định thời hạn gửi hồ sơ dự thầu nhưng không quá 120 ngày, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu được coi là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của hồ sơ mời thầu và nộp đúng thời gian quy định.
1. Các bên dự thầu có nghĩa vụ nộp bảo đảm dự thầu theo hồ sơ mời thầu.
2. Trường hợp thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền, bên dự thầu được hoàn lại số tiền đã nộp khi không trúng thầu hoặc sau khi ký hợp đồng dầu khí.
1. Việc tổ chức mở thầu phải đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu.
2. Thành phần tham dự mở thầu bao gồm đại diện Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các thành viên tổ chuyên gia. Đại diện bên dự thầu được mời tham dự mở thầu.
Điều 18. Bảo mật hồ sơ dự thầu
1. Hồ sơ dự thầu được quản lý theo quy định của pháp luật về chế độ "mật" và bảo đảm giữ bí mật mọi thông tin trong hồ sơ dự thầu trong suốt quá trình đấu thầu.
2. Sau thời điểm mở thầu, việc bổ sung tài liệu của bên dự thầu đối với hồ sơ dự thầu không có giá trị pháp lý trừ trường hợp tài liệu bổ sung có mục đích làm rõ hồ sơ dự thầu theo quy định của Nghị định này.
Điều 19. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định sau:
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải dựa trên phương pháp đánh giá thầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Phương pháp đánh giá thầu không thay đổi trong quá trình đánh giá thầu.
2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể yêu cầu bên dự thầu làm rõ hồ sơ dự thầu bằng văn bản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bên dự thầu có văn bản trả lời.
Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ mang tính giải thích và không làm thay đổi nội dung chính của hồ sơ dự thầu.
3. Việc đánh giá thầu được tiến hành trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày mở thầu.
4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành lập tổ chuyên gia để đánh giá thầu. Tổ chuyên gia làm việc theo quy chế do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quy định.
Điều 20. Thẩm định kết quả đấu thầu
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đánh giá thầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương kết quả đánh giá thầu.
Hồ sơ bao gồm các nội dung sau:
a) Hồ sơ mời thầu;
b) Hồ sơ dự thầu;
c) Biên bản mở thầu;
d) Biên bản đánh giá thầu, bảng điểm chấm thầu;
đ) Các văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu và văn bản trả lời của bên dự thầu (nếu có);
e) Kiến nghị;
g) Tài liệu khác (nếu có).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương hai (02) bộ hồ sơ gốc và tám (08) bộ hồ sơ bản sao.
2. Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại
Điều 21. Thông báo kết quả đấu thầu
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo cho bên dự thầu về kết quả đấu thầu, trừ trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Trên cơ sở kết quả đấu thầu đã được phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo cho bên trúng thầu về kế hoạch đàm phán hợp đồng dầu khí.
Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Cơ sở để tiến hành hoạt động dầu khí
- Điều 7. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 8. Điều kiện dự thầu
- Điều 9. Chỉ tiêu đấu thầu
- Điều 10. Quy trình đấu thầu
- Điều 11. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 12. Thông báo mời thầu rộng rãi
- Điều 13. Đăng ký dự thầu
- Điều 14. Hồ sơ mời thầu
- Điều 15. Hồ sơ dự thầu
- Điều 16. Bảo đảm dự thầu
- Điều 17. Mở thầu
- Điều 18. Bảo mật hồ sơ dự thầu
- Điều 19. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 20. Thẩm định kết quả đấu thầu
- Điều 21. Thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 22. Chào thầu cạnh tranh
- Điều 23. Chỉ định thầu
- Điều 24. Hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện
- Điều 25. Hình thức hợp đồng dầu khí
- Điều 26. Đàm phán hợp đồng dầu khí
- Điều 27. Thời hạn hợp đồng dầu khí
- Điều 28. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò
- Điều 29. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò và hợp đồng dầu khí
- Điều 30. Kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt
- Điều 31. Giữ lại diện tích phát hiện khí
- Điều 32. Tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí
- Điều 33. Hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò
- Điều 34. Cam kết công việc và cam kết công việc bổ sung
- Điều 35. Người điều hành
- Điều 36. Văn phòng điều hành
- Điều 37. Quy trình thẩm định hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 38. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh
- Điều 39. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 40. Thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm giữ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí tại Việt Nam
- Điều 41. Chấm dứt quyền tham gia hợp đồng dầu khí của từng nhà thầu khi vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng dầu khí
- Điều 42. Chấm dứt hợp đồng dầu khí do nhà thầu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
- Điều 43. Chấm dứt hợp đồng dầu khí
- Điều 44. Chương trình công tác và ngân sách hàng năm
- Điều 45. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng
- Điều 46. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
- Điều 47. Các yêu cầu về an toàn dầu khí
- Điều 48. Trách nhiệm bồi thường
- Điều 49. Các yêu cầu về bảo tồn tài nguyên
- Điều 50. Các quy định về thăm dò địa vật lý
- Điều 51. Các quy định trong khi khoan
- Điều 52. Quy định về khai thác dầu khí
- Điều 53. Quyền sử dụng thiết bị và phương tiện
- Điều 54. Bảo hiểm dầu khí
- Điều 55. Cung cấp thông tin
- Điều 56. Bảo mật thông tin
- Điều 57. Cung cấp dịch vụ dầu khí, mua sắm hàng hóa và lựa chọn nhà thầu
- Điều 58. Chế độ đối với người lao động
- Điều 59. Tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động
- Điều 60. Quy định về mở tài khoản và mua ngoại tệ
- Điều 61. Hỗ trợ cân đối ngoại tệ
- Điều 62. Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam
- Điều 63. Các công việc sau khi phát hiện dầu khí
- Điều 64. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí
- Điều 65. Tính lại trữ lượng dầu khí
- Điều 66. Phát hiện dầu khí có tiềm năng thương mại vượt ra ngoài diện tích hợp đồng
- Điều 67. Hợp nhất mỏ hoặc phát triển chung
- Điều 68. Quy trình trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ
- Điều 69. Quy trình trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm
- Điều 70. Quy trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ
- Điều 71. Thực hiện kế hoạch phát triển mỏ dầu khí
- Điều 72. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch khai thác sớm và kế hoạch phát triển mỏ
- Điều 73. Sử dụng khí đồng hành
- Điều 74. Sử dụng dầu khí cho hoạt động khai thác
- Điều 75. Đốt và xả khí
- Điều 76. Báo cáo định kỳ
- Điều 77. Nghĩa vụ thu dọn mỏ
- Điều 78. Quỹ thu dọn mỏ
- Điều 79. Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ
- Điều 80. Quản lý và sử dụng quỹ thu dọn mỏ
- Điều 81. Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 82. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 83. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 84. Trách nhiệm báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Điều 85. Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động dầu khí