Chương 4 Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
Điều 44. Chương trình công tác và ngân sách hàng năm
Nhà thầu phải lập chương trình công tác và ngân sách hàng năm theo từng giai đoạn phù hợp với các cam kết trong hợp đồng dầu khí về thời hạn, nội dung công việc, tài chính, chương trình sử dụng nhân lực và gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để phê duyệt theo quy định của hợp đồng dầu khí.
Điều 45. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng
1. Nhà thầu phải áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận áp dụng tại Việt Nam về an toàn, bảo vệ môi trường, kỹ thuật và công nghệ có liên quan.
2. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận áp dụng tại Việt Nam về an toàn, bảo vệ môi trường, kỹ thuật và công nghệ có liên quan thì tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được áp dụng thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung.
Điều 46. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc có liên quan đến bảo vệ môi trường như sau:
1. Thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Hạn chế tới mức thấp nhất những tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấu cho môi trường như ô nhiễm đất, nước, rừng, không khí, gây hại cho hệ thực vật và động vật, làm mất cân bằng sinh thái hoặc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường dân sinh.
3. Lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 47. Các yêu cầu về an toàn dầu khí
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải thực hiện các công việc về an toàn như sau:
1. Lập vùng an toàn và duy trì tín hiệu an toàn cho các công trình dầu khí và máy móc thiết bị như sau:
a) Khoảng cách tối thiểu vùng an toàn cho các công trình dầu khí trên biển là năm trăm mét (500 m) trở ra tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía hoặc từ vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Trong phạm vi hai (02) hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí (bao gồm các công trình ngầm dưới đáy biển), các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển. Trong phạm vi vùng an toàn, người không có trách nhiệm không được xâm nhập, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Vùng an toàn xung quanh các thiết bị, công trình phục vụ tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên đất liền do Bộ Công Thương quy định, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí.
2. Không xây dựng công trình, thả phương tiện nổi cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh công trình, phương tiện ở nơi có nguy cơ cản trở cho việc lưu thông các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý cảng biển, luồng hàng hải.
3. Trước khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, nhà thầu phải xây dựng và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với các tài liệu sau:
a) Trước khi triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thực địa
- Chương trình quản lý an toàn và đánh giá rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và sử dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố.
b) Trước khi tiến hành phát triển mỏ dầu khí
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chương trình quản lý an toàn và đánh giá rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố.
4. Thiết lập hệ thống quản lý an toàn và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn theo chương trình quản lý an toàn đã được phê duyệt.
5. Cập nhật số liệu và hoàn thiện báo cáo đánh giá rủi ro, báo cáo việc thực hiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
6. Ghi chép đầy đủ các sự cố, tai nạn xảy ra.
7. Thông báo khẩn cấp và áp dụng ngay các biện pháp khắc phục trong trường hợp bị tai nạn hoặc sự cố theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng các biện pháp để bảo đảm an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Trách nhiệm bồi thường
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí chịu trách nhiệm trước pháp luật về thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường, kể cả việc làm sạch và khôi phục hiện trạng môi trường do tác hại của hoạt động dầu khí gây ra.
Điều 49. Các yêu cầu về bảo tồn tài nguyên
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải tuân thủ các quy định về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên dầu khí và khai thác dầu khí.
Điều 50. Các quy định về thăm dò địa vật lý
Khi tiến hành thăm dò địa vật lý (trọng lực, từ trường, điện, thu nổ địa chấn và hoạt động khác tương tự hoặc có liên quan), ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định sau đây:
1. Thông báo khu vực, thời gian thăm dò địa vật lý tới cơ quan có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương để kịp thời thông báo tới các chủ phương tiện, tàu, thuyền lưu thông qua khu vực triển khai trên biển.
2. Thông báo tới Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân xã và nhân dân trong khu vực thực hiện thăm dò địa vật lý trên đất liền về khu vực, thời gian an toàn và lập vùng an toàn cho các khu vực, điểm thăm dò địa vật lý.
3. Đối với trường hợp đặc biệt liên quan tới bí mật, an ninh, chủ quyền và quyền chủ quyền, tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò địa vật lý tuân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Hướng dẫn cho chủ phương tiện, tàu, thuyền và người dân tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình thăm dò địa vật lý.
5. Thăm dò địa vật lý theo kế hoạch, khu vực và mạng lưới tuyến đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chấp thuận.
6. Các tài liệu thu được trong quá trình thăm dò địa vật lý phải nộp cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để lưu giữ, bảo quản và sử dụng.
7. Nhà thầu được phép sử dụng các tài liệu thu được nhằm phục vụ hoạt động dầu khí.
Điều 51. Các quy định trong khi khoan
Trong khi khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Khoan theo thiết kế hoặc thiết kế có thay đổi đã được duyệt.
2. Không được khoan ra ngoài diện tích hợp đồng dầu khí trừ trường hợp được nhà thầu tham gia hợp đồng dầu khí của lô liền kề và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chấp thuận.
3. Lưu giữ toàn bộ tài liệu và mẫu vật thu được trong quá trình khoan và nộp cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định của Nghị định này và hợp đồng dầu khí.
4. Thông báo kịp thời cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam các tài nguyên khác phát hiện được trong khi khoan.
5. Thực hiện việc bảo vệ môi trường trong quá trình khoan.
6. Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 52. Quy định về khai thác dầu khí
Tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác dầu khí phải tuân thủ các quy định về khai thác tài nguyên dầu khí; thực hiện đúng nội dung kế hoạch phát triển mỏ dầu khí hoặc kế hoạch phát triển sớm mỏ dầu khí đã được phê duyệt; áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thiết bị tiên tiến nhằm thu hồi dầu khí tối ưu nhưng không gây tác hại đến lòng đất, môi trường sinh thái và an toàn mỏ.
Điều 53. Quyền sử dụng thiết bị và phương tiện
Chính phủ Việt Nam có quyền sử dụng các công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí, kể cả đường ống, kho chứa do nhà thầu đang quản lý và sử dụng với điều kiện không gây cản trở cho hoạt động dầu khí và không làm tăng thêm chi phí cho nhà thầu hoặc Chính phủ chi trả các chi phí phát sinh do việc sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải mua bảo hiểm đối với công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bên thứ ba, bảo hiểm con người, bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung.
2. Khuyến khích mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm có năng lực và kinh nghiệm bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí đang hoạt động tại Việt Nam phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, báo cáo về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu nhà thầu cung cấp thông tin, báo cáo khi cần thiết, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Các báo cáo, thông tin về an ninh, chủ quyền biển, đảo quốc gia hoặc báo cáo, thông tin khác phải được giữ bí mật theo quy định của pháp luật và hợp đồng dầu khí.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được sử dụng và phải lưu giữ tại Việt Nam các tài liệu gốc, mẫu vật và báo cáo; được phép tạm xuất và tái nhập các tài liệu, mẫu vật đó để nghiên cứu, đánh giá theo quy định của pháp luật và hợp đồng dầu khí.
Điều 57. Cung cấp dịch vụ dầu khí, mua sắm hàng hóa và lựa chọn nhà thầu
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được quyền ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí và mua sắm hàng hóa với nhà thầu phụ hoặc với các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ hoạt động dầu khí.
2. Việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí và mua sắm hàng hóa liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí được thực hiện phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí và các nguyên tắc sau:
a) Bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án, công khai và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
b) Phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí trong tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;
c) Sử dụng các dịch vụ dầu khí và hàng hóa mà tổ chức, cá nhân Việt Nam có khả năng cung cấp trên nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tiến độ.
Điều 58. Chế độ đối với người lao động
Nhà thầu phải bảo đảm đầy đủ các quyền của người lao động, xây dựng nội quy lao động, hệ thống thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng, phụ cấp và các quy chế khác theo quy định của pháp luật lao động, phù hợp thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung.
Điều 59. Tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí phải ưu tiên sử dụng lao động là người Việt Nam; được tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động và phải có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng người Việt Nam thay thế người nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dầu khí được trực tiếp tuyển chọn và ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
3. Nhà thầu phải lập biểu biên chế, kế hoạch tuyển dụng lao động và kế hoạch đào tạo hàng năm.
Điều 60. Quy định về mở tài khoản và mua ngoại tệ
1. Nhà thầu và người điều hành là tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền mở tài khoản ngoại tệ; mua ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác; được giữ lại ở nước ngoài hoặc chuyển ra khỏi Việt Nam thu nhập bằng ngoại tệ từ việc bán dầu khí thuộc sở hữu của nhà thầu, lợi nhuận và các thu nhập hợp pháp khác có được trong quá trình thực hiện hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Nhà thầu, người điều hành được ký kết các hợp đồng phái sinh ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá với tổ chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Điều 61. Hỗ trợ cân đối ngoại tệ
1. Căn cứ chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các hoạt động dầu khí của nhà thầu đối với số ngoại tệ thiếu hụt sau khi nhà thầu, người điều hành đã mua tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam nhưng không vượt quá số tiền Đồng Việt Nam mà nhà thầu thu được từ hoạt động dầu khí tại Việt Nam hoặc từ việc bán dầu khí thuộc sở hữu của nhà thầu tại thị trường Việt Nam sau khi đã trừ đi phần thực hiện nghĩa vụ tài chính và các chi phí hoạt động bằng tiền Đồng Việt Nam.
2. Việc chuyển đổi Đồng Việt Nam sang ngoại tệ tự do chuyển đổi được thực hiện theo tỷ giá bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép công bố tại thời điểm chuyển đổi.
Điều 62. Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam
1. Nghĩa vụ bán dầu thô tại thị trường Việt Nam
a) Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nhà thầu có nghĩa vụ bán một phần hoặc toàn bộ dầu thô thuộc quyền sở hữu của nhà thầu tại thị trường Việt Nam;
b) Phần dầu thô do Chính phủ Việt Nam yêu cầu đối với từng nhà thầu bán tại thị trường Việt Nam được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa số dầu thô thuộc sở hữu của nhà thầu đó và tổng số dầu thô thuộc sở hữu của tất cả các nhà thầu khai thác dầu khí tại Việt Nam;
c) Giá bán dầu thô theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam là giá bán cạnh tranh quốc tế.
2. Nghĩa vụ bán khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam
Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nhà thầu có nghĩa vụ bán một phần hoặc toàn bộ khí thiên nhiên thuộc sở hữu của nhà thầu trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển, khai thác khí.
3. Chính phủ sẽ bồi thường các chi phí trực tiếp và hợp lý do nhà thầu phải gánh chịu khi vi phạm hợp đồng đã ký với bên thứ ba để thực hiện yêu cầu của Chính phủ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Nhà thầu có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến yêu cầu bồi thường. Trong mọi trường hợp, giá trị bồi thường không vượt quá mức phạt do vi phạm hợp đồng (nếu có) mà nhà thầu phải gánh chịu với bên thứ ba.
Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Cơ sở để tiến hành hoạt động dầu khí
- Điều 7. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 8. Điều kiện dự thầu
- Điều 9. Chỉ tiêu đấu thầu
- Điều 10. Quy trình đấu thầu
- Điều 11. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 12. Thông báo mời thầu rộng rãi
- Điều 13. Đăng ký dự thầu
- Điều 14. Hồ sơ mời thầu
- Điều 15. Hồ sơ dự thầu
- Điều 16. Bảo đảm dự thầu
- Điều 17. Mở thầu
- Điều 18. Bảo mật hồ sơ dự thầu
- Điều 19. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 20. Thẩm định kết quả đấu thầu
- Điều 21. Thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 22. Chào thầu cạnh tranh
- Điều 23. Chỉ định thầu
- Điều 24. Hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện
- Điều 25. Hình thức hợp đồng dầu khí
- Điều 26. Đàm phán hợp đồng dầu khí
- Điều 27. Thời hạn hợp đồng dầu khí
- Điều 28. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò
- Điều 29. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò và hợp đồng dầu khí
- Điều 30. Kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt
- Điều 31. Giữ lại diện tích phát hiện khí
- Điều 32. Tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí
- Điều 33. Hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò
- Điều 34. Cam kết công việc và cam kết công việc bổ sung
- Điều 35. Người điều hành
- Điều 36. Văn phòng điều hành
- Điều 37. Quy trình thẩm định hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 38. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh
- Điều 39. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 40. Thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm giữ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí tại Việt Nam
- Điều 41. Chấm dứt quyền tham gia hợp đồng dầu khí của từng nhà thầu khi vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng dầu khí
- Điều 42. Chấm dứt hợp đồng dầu khí do nhà thầu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
- Điều 43. Chấm dứt hợp đồng dầu khí
- Điều 44. Chương trình công tác và ngân sách hàng năm
- Điều 45. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng
- Điều 46. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
- Điều 47. Các yêu cầu về an toàn dầu khí
- Điều 48. Trách nhiệm bồi thường
- Điều 49. Các yêu cầu về bảo tồn tài nguyên
- Điều 50. Các quy định về thăm dò địa vật lý
- Điều 51. Các quy định trong khi khoan
- Điều 52. Quy định về khai thác dầu khí
- Điều 53. Quyền sử dụng thiết bị và phương tiện
- Điều 54. Bảo hiểm dầu khí
- Điều 55. Cung cấp thông tin
- Điều 56. Bảo mật thông tin
- Điều 57. Cung cấp dịch vụ dầu khí, mua sắm hàng hóa và lựa chọn nhà thầu
- Điều 58. Chế độ đối với người lao động
- Điều 59. Tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động
- Điều 60. Quy định về mở tài khoản và mua ngoại tệ
- Điều 61. Hỗ trợ cân đối ngoại tệ
- Điều 62. Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam
- Điều 63. Các công việc sau khi phát hiện dầu khí
- Điều 64. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí
- Điều 65. Tính lại trữ lượng dầu khí
- Điều 66. Phát hiện dầu khí có tiềm năng thương mại vượt ra ngoài diện tích hợp đồng
- Điều 67. Hợp nhất mỏ hoặc phát triển chung
- Điều 68. Quy trình trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ
- Điều 69. Quy trình trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm
- Điều 70. Quy trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ
- Điều 71. Thực hiện kế hoạch phát triển mỏ dầu khí
- Điều 72. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch khai thác sớm và kế hoạch phát triển mỏ
- Điều 73. Sử dụng khí đồng hành
- Điều 74. Sử dụng dầu khí cho hoạt động khai thác
- Điều 75. Đốt và xả khí
- Điều 76. Báo cáo định kỳ
- Điều 77. Nghĩa vụ thu dọn mỏ
- Điều 78. Quỹ thu dọn mỏ
- Điều 79. Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ
- Điều 80. Quản lý và sử dụng quỹ thu dọn mỏ
- Điều 81. Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 82. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 83. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 84. Trách nhiệm báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Điều 85. Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động dầu khí