Điều 3 Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản phẩm rượu” là đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol).
2. “Cồn thực phẩm” là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học theo danh pháp quốc tế IUPAC là Ethanol, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. “Sản xuất rượu thủ công” là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống như nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh... quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện.
4. “Sản xuất rượu công nghiệp” là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
5. “Rượu thuốc” là rượu được pha chế, ngâm với nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật và/hoặc thực vật và/hoặc khoáng chất để hỗ trợ chữa bệnh, hỗ trợ chức năng của cơ thể con người và tăng cường sức khỏe.
6. “Rượu bán thành phẩm” là rượu chưa được hoàn thiện, cần thêm một số công đoạn sản xuất, ví dụ như: Lọc, phối chế, đóng chai, dán nhãn... để trở thành sản phẩm rượu hoàn chỉnh.
7. “Phân phối sản phẩm rượu” là hoạt động mua sản phẩm rượu trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm rượu.
8. “Bán buôn sản phẩm rượu” là hoạt động mua sản phẩm rượu từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu.
9. “Bán lẻ sản phẩm rượu” là hoạt động mua rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
- Số hiệu: 94/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 661 đến số 662
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu
- Điều 5. Quy hoạch sản xuất rượu
- Điều 6. Công nhận làng nghề sản xuất rượu thủ công
- Điều 7. Đầu tư sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 9. Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 11. Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
- Điều 12. Sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu
- Điều 13. Chất lượng và an toàn thực phẩm
- Điều 14. Nhãn hàng hóa sản phẩm rượu
- Điều 15. Tem sản phẩm rượu
- Điều 16. Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu
- Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 18. Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 20. Nhập khẩu rượu
- Điều 21. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
- Điều 22. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu
- Điều 23. Thu hồi Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 24. Xử lý vi phạm