Điều 29 Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành rượu trên địa bàn thuộc địa phương. Chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương.
2. Lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trên địa bàn, trong đó có Quy hoạch sản xuất rượu, làng nghề sản xuất rượu; thẩm định, quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu.
3. Chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
4. Chỉ đạo các cơ sở sản xuất rượu của địa phương thực hiện theo đúng Quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đúng mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra.
5. Kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn.
6. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, an toàn lao động, môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất rượu và xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
7. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc thực hiện sản xuất rượu thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát và quy định của Nghị định này.
8. Tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu với hàm lượng các thành phần độc tố cao, dần dần thay thế bằng các loại rượu chất lượng cao, đạt chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
9. Chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu trên địa bàn, có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
- Số hiệu: 94/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 661 đến số 662
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu
- Điều 5. Quy hoạch sản xuất rượu
- Điều 6. Công nhận làng nghề sản xuất rượu thủ công
- Điều 7. Đầu tư sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 9. Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp
- Điều 11. Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
- Điều 12. Sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu
- Điều 13. Chất lượng và an toàn thực phẩm
- Điều 14. Nhãn hàng hóa sản phẩm rượu
- Điều 15. Tem sản phẩm rượu
- Điều 16. Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu
- Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 18. Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 20. Nhập khẩu rượu
- Điều 21. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
- Điều 22. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu
- Điều 23. Thu hồi Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
- Điều 24. Xử lý vi phạm