Điều 46 Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy và nộp cho Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nếu là tổ chức, nộp cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân. Trường hợp là cá nhân trong nước ở khu vực nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã và trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì doanh nghiệp có trách nhiệm thay mặt bên mua nhà làm thủ tục để cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận cho người mua theo quy định của Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn);
b) Bản sao giấy tờ về tạo lập nhà ở theo quy định tại
c) Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật Nhà ở, Bản vẽ sơ đồ nhà ở đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật Nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại điểm b khoản này đã có bản vẽ sơ đồ và trên thực tế không có thay đổi.
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở phải thể hiện được vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích thửa đất; hình dáng, kích thước, diện tích mặt bằng các tầng nhà ở; vị trí nhà ở trên khuôn viên đất, tường chung, tường riêng. Riêng đối với căn hộ trong nhà chung cư thì thể hiện vị trí ngôi nhà, hình dáng, kích thước mặt bằng tầng có căn hộ và vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích của căn hộ đề nghị cấp giấy.
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở có thể do tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận tự đo vẽ hoặc thuê tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng đo vẽ hoặc do cơ quan cấp giấy chứng nhận đo vẽ. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy tự đo vẽ thì bản vẽ sơ đồ phải có thẩm tra xác nhận của Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nếu là tổ chức, của Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân tại đô thị, của Ủy ban nhân dân xã nếu là cá nhân tại khu vực nông thôn. Đối với nhà ở xây dựng mới trong các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới thì sử dụng bản vẽ do chủ đầu tư cung cấp.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu các bản sao với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải viết giấy biên nhận cho người đề nghị cấp giấy, trong đó ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận. Trường hợp bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do tổ chức, cá nhân tự đo vẽ mà chưa có thẩm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì trong giấy biên nhận phải hẹn thời gian đến thẩm tra; thời gian hẹn thẩm tra không được quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy và không tính vào thời hạn cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ không đủ các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do và có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể ngay khi nhận hồ sơ để người đề nghị cấp giấy biết, bổ sung hồ sơ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp ngay lệ phí cấp giấy cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ. Lệ phí cấp giấy được hoàn trả lại cho các trường hợp không được cấp giấy, trừ trường hợp người đề nghị cấp giấy kê khai hồ sơ không đúng sự thật hoặc không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, trình cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận, thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và giao trả giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy, đồng thời có trách nhiệm sao 01 bản giấy chứng nhận chuyển cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp để lưu theo quy định tại
Người đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo để được nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
6. Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo, các giấy tờ gốc về tạo lập nhà ở mà trong hồ sơ là bản sao cho cơ quan giao trả giấy để lưu hồ sơ (trừ quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật Nhà ở); chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nhận giấy phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.
Trường hợp Ủy ban nhân dân xã giao trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thu các giấy tờ quy định tại khoản này và trong thời hạn 15 ngày làm việc, phải nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện để đưa vào hồ sơ lưu trữ.
Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
- Số hiệu: 90/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/09/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 43 đến số 44
- Ngày hiệu lực: 08/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các loại dự án phát triển nhà ở
- Điều 5. Lập dự án phát triển nhà ở
- Điều 6. Nội dung của dự án phát triển nhà ở
- Điều 7. Hồ sơ bản vẽ của dự án phát triển nhà ở
- Điều 8. Phê duyệt dự án phát triển nhà ở
- Điều 9. Thực hiện dự án phát triển nhà ở
- Điều 10. Nghiệm thu dự án phát triển nhà ở
- Điều 11. Yêu cầu đối với dự án phát triển nhà ở thư¬ơng mại
- Điều 12. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 13. Lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 14. Đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án
- Điều 15. Quyền lợi của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 16. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 17. Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng
- Điều 18. Quỹ nhà ở xã hội
- Điều 19. Quỹ phát triển nhà ở
- Điều 20. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội
- Điều 21. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 22. Thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 23. Quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội
- Điều 24. Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 25. Điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 26. Xác định đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 27. Xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 28. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở công vụ
- Điều 29. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở công vụ
- Điều 30. Vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 31. Đất xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 32. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
- Điều 33. Thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 34. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 35. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 36. Giá thuê nhà ở công vụ
- Điều 37. Sắp xếp, bố trí cho thuê nhà ở công vụ
- Điều 38. Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
- Điều 39. Quản lý sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ
- Điều 41. Trách nhiệm của đơn vị quản lý sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 42. Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 43. Giấy tờ về tạo lập nhà ở làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 44. Nội dung và mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 45. Quy định về cấp, xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 46. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu (sau đây gọi tắt là cấp mới)
- Điều 47. Trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 48. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với các trường hợp chuyển nhượng nhà ở đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 49. Lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 50. Lệ phí trước bạ và các nghĩa vụ tài chính khác khi cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 51. Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 52. Bảo hành nhà ở
- Điều 53. Bảo trì nhà ở
- Điều 54. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
- Điều 55. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 56. Phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
- Điều 57. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung nhưng có chủ sở hữu chung vắng mặt
- Điều 58. Thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 59. Đổi nhà ở
- Điều 60. Thế chấp nhà ở
- Điều 61. Giao dịch về nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia
- Điều 62. Hợp đồng về nhà ở
- Điều 63. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thuê mua, thừa kế nhà ở
- Điều 64. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 65. Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 66. Sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 67. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam
- Điều 68. Trường hợp khi được tặng cho, thừa kế nhà ở chỉ được hưởng giá trị của nhà ở
- Điều 69. Xây dựng định hướng phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 70. Xây dựng chương trình phát triển nhà ở của các địa phương
- Điều 71. Quản lý và cung cấp thông tin về nhà ở
- Điều 72. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác phát triển và quản lý nhà ở
- Điều 74. Quản lý hoạt động môi giới bất động sản nhà ở
- Điều 75. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của Bộ Xây dựng
- Điều 76. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của các Bộ, ngành liên quan
- Điều 77. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
- Điều 78. Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở
- Điều 79. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong lĩnh vực nhà ở