Chương 4 Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
NỘI DUNG QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÀ Ở
1. Nhà ở phải được bảo hành sau khi hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụng, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do người sử dụng gây ra.
2. Thời gian bảo hành nhà ở thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Luật Nhà ở.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thi công xây dựng hoặc bán nhà ở không thực hiện nghĩa vụ việc bảo hành nhà ở thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện ra toà án; trường hợp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong bảo hành nhà ở mà gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Chủ sở hữu có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về xây dựng, trừ trường hợp đã có thoả thuận khác giữa chủ sở hữu và người sử dụng. Đối với trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó.
2. Đối với nhà ở tại đô thị và nhà chung cư mà người có trách nhiệm bảo trì không thực hiện việc bảo trì phần mặt ngoài và phần sở hữu chung theo quy định thì Ủy ban nhân dân phường có văn bản yêu cầu chủ sở hữu thực hiện việc bảo trì. Sau 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân phường có văn bản yêu cầu mà chủ sở hữu không thực hiện thì Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện việc bảo trì và chủ sở hữu có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho việc tổ chức thực hiện bảo trì đó.
3. Người có trách nhiệm không thực hiện việc bảo trì nhà ở mà gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
1. Đối với nhà chung cư được bán kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau để phục vụ cho công tác bảo trì nhà chung cư:
a) Đối với diện tích nhà bán thì phải nộp 2% tiền bán. Khoản tiền này được tính vào tiền bán nhà mà người mua phải trả;
b) Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích sử dụng chung) thì phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó. Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của chung cư đó.
Các khoản kinh phí này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này).
2. Đối với nhà chung cư được bán từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thu 2% thì kinh phí bảo trì được phân bổ như sau:
a) Chủ đầu tư có phần diện tích giữ lại (không tính phần diện tích sử dụng chung) đóng góp chi phí bảo trì được phân bổ tương ứng với diện tích giữ lại;
b) Các chủ sở hữu căn hộ đóng góp 70% kinh phí bảo trì được phân bổ tương ứng với diện tích riêng. Ngân sách địa phương hỗ trợ 30% kinh phí còn lại cho các chủ sở hữu để thực hiện việc bảo trì.
3. Kinh phí bảo trì được gửi vào ngân hàng thương mại và do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì theo quy định của Quy chế quản lý nhà chung cư.
4. Trong trường hợp kinh phí thu được để bảo trì không đủ thì huy động từ đóng góp của các chủ sở hữu tương ứng với phần diện tích sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung cư sau khi xây dựng lại.
Điều 55. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
1. Việc phá dỡ nhà ở đang cho thuê thực hiện theo quy định tại Điều 88 của Luật Nhà ở.
2. Trường hợp phải phá dỡ nhà ở khẩn cấp do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ thì không phải thông báo bằng văn bản về việc phá dỡ.
3. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê có trách nhiệm bố trí cho bên thuê chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê thoả thuận tự lo chỗ ở.
Điều 56. Phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
1. Việc phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu để xây dựng lại theo dự án phải bảo đảm được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý. Trường hợp nhà chung cư đã có từ hai phần ba tổng số chủ sở hữu đồng ý xây dựng lại thì thực hiện việc cưỡng chế di chuyển đối với các chủ sở hữu, người sử dụng không đồng ý theo quy định của pháp luật. Chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ do các chủ sở hữu nhà bị cưỡng chế đóng góp.
2. Nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để xây dựng lại theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các chủ sở hữu được tái định cư và được hưởng một số lợi ích theo quy định sau:
a) Được chủ đầu tư hỗ trợ kinh phí di chuyển; bố trí chỗ ở hoặc kinh phí để họ tự lo chỗ ở trong thời gian xây dựng lại;
b) Các chủ sở hữu có nhu cầu mua thêm diện tích nhà ở mới trong dự án xây dựng lại nhà chung cư theo giá kinh doanh thì được ưu tiên mua trước.
Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
- Số hiệu: 90/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/09/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 43 đến số 44
- Ngày hiệu lực: 08/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các loại dự án phát triển nhà ở
- Điều 5. Lập dự án phát triển nhà ở
- Điều 6. Nội dung của dự án phát triển nhà ở
- Điều 7. Hồ sơ bản vẽ của dự án phát triển nhà ở
- Điều 8. Phê duyệt dự án phát triển nhà ở
- Điều 9. Thực hiện dự án phát triển nhà ở
- Điều 10. Nghiệm thu dự án phát triển nhà ở
- Điều 11. Yêu cầu đối với dự án phát triển nhà ở thư¬ơng mại
- Điều 12. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 13. Lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 14. Đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án
- Điều 15. Quyền lợi của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 16. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 17. Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng
- Điều 18. Quỹ nhà ở xã hội
- Điều 19. Quỹ phát triển nhà ở
- Điều 20. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội
- Điều 21. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 22. Thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 23. Quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội
- Điều 24. Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 25. Điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 26. Xác định đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 27. Xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 28. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở công vụ
- Điều 29. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở công vụ
- Điều 30. Vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 31. Đất xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 32. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
- Điều 33. Thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 34. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 35. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 36. Giá thuê nhà ở công vụ
- Điều 37. Sắp xếp, bố trí cho thuê nhà ở công vụ
- Điều 38. Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
- Điều 39. Quản lý sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ
- Điều 41. Trách nhiệm của đơn vị quản lý sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 42. Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 43. Giấy tờ về tạo lập nhà ở làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 44. Nội dung và mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 45. Quy định về cấp, xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 46. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu (sau đây gọi tắt là cấp mới)
- Điều 47. Trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 48. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với các trường hợp chuyển nhượng nhà ở đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 49. Lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 50. Lệ phí trước bạ và các nghĩa vụ tài chính khác khi cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 51. Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 52. Bảo hành nhà ở
- Điều 53. Bảo trì nhà ở
- Điều 54. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
- Điều 55. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 56. Phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
- Điều 57. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung nhưng có chủ sở hữu chung vắng mặt
- Điều 58. Thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 59. Đổi nhà ở
- Điều 60. Thế chấp nhà ở
- Điều 61. Giao dịch về nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia
- Điều 62. Hợp đồng về nhà ở
- Điều 63. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thuê mua, thừa kế nhà ở
- Điều 64. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 65. Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 66. Sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 67. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam
- Điều 68. Trường hợp khi được tặng cho, thừa kế nhà ở chỉ được hưởng giá trị của nhà ở
- Điều 69. Xây dựng định hướng phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 70. Xây dựng chương trình phát triển nhà ở của các địa phương
- Điều 71. Quản lý và cung cấp thông tin về nhà ở
- Điều 72. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác phát triển và quản lý nhà ở
- Điều 74. Quản lý hoạt động môi giới bất động sản nhà ở
- Điều 75. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của Bộ Xây dựng
- Điều 76. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của các Bộ, ngành liên quan
- Điều 77. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
- Điều 78. Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở
- Điều 79. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong lĩnh vực nhà ở