Điều 43 Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
Điều 43. Giấy tờ về tạo lập nhà ở làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Cá nhân trong nước có nhà ở được tạo lập từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có một trong những giấy tờ theo quy định sau:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
c) Giấy tờ về giao, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI "về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991", Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991";
đ) Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên; giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp mua nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở đã được hai bên ký kết (không cần phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp);
e) Các trường hợp tạo lập nhà ở trên đất đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích làm đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
g) Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm e khoản này nhưng không đúng tên trong các giấy tờ đó thì phải có thêm giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở được Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên xác nhận hoặc trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật;
h) Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản này thì phải có giấy tờ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về hiện trạng nhà ở, đất ở không có tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và nhà ở được xây dựng trước khi có quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các loại giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2. Cá nhân trong nước có nhà ở được tạo lập từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có giấy tờ theo quy định sau:
a) Trường hợp nhà ở do xây dựng mới thì phải có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều này. Trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có thêm giấy phép xây dựng;
b) Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc một trong những giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này của bên chuyển nhượng.
Trường hợp mua nhà ở của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết, một trong những giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước có từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thì phải có hợp đồng thuê mua nhà ở theo quy định Nghị định này.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có giấy tờ theo quy định sau:
a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai của bên chuyển nhượng.
4. Tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có Giấy tờ theo quy định sau:
a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải có một trong những giấy tờ về dự án nhà ở cho thuê (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Trường hợp tổ chức trong nước mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai của bên chuyển nhượng.
5. Các trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, phải có thêm văn bản của chủ sử dụng đất đồng ý cho phép sử dụng đất xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên.
6. Tổ chức, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi đề nghị cấp lại thì phải có các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy;
b) Các trường hợp mất giấy không phải do thiên tai, hoả hoạn thì phải có giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị (mẩu tin trên báo hoặc giấy xác nhận của cơ quan đăng tin) hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với khu vực nông thôn.
7. Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị hư hỏng, rách nát hoặc đã ghi hết trang xác nhận thay đổi, khi đề nghị cấp đổi phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ.
8. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trong quá trình sử dụng mà có sự thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính của nhà ở; tách, nhập thửa đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật Nhà ở so với những nội dung đã ghi trong giấy chứng nhận, khi đề nghị xác nhận thay đổi phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ và bản kê khai những nội dung thay đổi, trừ trường hợp trong đơn đề nghị xác nhận thay đổi đã có kê khai những nội dung thay đổi đó.
Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
- Số hiệu: 90/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/09/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 43 đến số 44
- Ngày hiệu lực: 08/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các loại dự án phát triển nhà ở
- Điều 5. Lập dự án phát triển nhà ở
- Điều 6. Nội dung của dự án phát triển nhà ở
- Điều 7. Hồ sơ bản vẽ của dự án phát triển nhà ở
- Điều 8. Phê duyệt dự án phát triển nhà ở
- Điều 9. Thực hiện dự án phát triển nhà ở
- Điều 10. Nghiệm thu dự án phát triển nhà ở
- Điều 11. Yêu cầu đối với dự án phát triển nhà ở thư¬ơng mại
- Điều 12. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 13. Lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 14. Đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án
- Điều 15. Quyền lợi của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 16. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 17. Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng
- Điều 18. Quỹ nhà ở xã hội
- Điều 19. Quỹ phát triển nhà ở
- Điều 20. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội
- Điều 21. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 22. Thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 23. Quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội
- Điều 24. Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 25. Điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 26. Xác định đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 27. Xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 28. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở công vụ
- Điều 29. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở công vụ
- Điều 30. Vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 31. Đất xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 32. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
- Điều 33. Thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 34. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 35. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 36. Giá thuê nhà ở công vụ
- Điều 37. Sắp xếp, bố trí cho thuê nhà ở công vụ
- Điều 38. Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
- Điều 39. Quản lý sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ
- Điều 41. Trách nhiệm của đơn vị quản lý sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 42. Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 43. Giấy tờ về tạo lập nhà ở làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 44. Nội dung và mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 45. Quy định về cấp, xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 46. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu (sau đây gọi tắt là cấp mới)
- Điều 47. Trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 48. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với các trường hợp chuyển nhượng nhà ở đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 49. Lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 50. Lệ phí trước bạ và các nghĩa vụ tài chính khác khi cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 51. Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 52. Bảo hành nhà ở
- Điều 53. Bảo trì nhà ở
- Điều 54. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
- Điều 55. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 56. Phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu
- Điều 57. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung nhưng có chủ sở hữu chung vắng mặt
- Điều 58. Thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 59. Đổi nhà ở
- Điều 60. Thế chấp nhà ở
- Điều 61. Giao dịch về nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia
- Điều 62. Hợp đồng về nhà ở
- Điều 63. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thuê mua, thừa kế nhà ở
- Điều 64. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 65. Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 66. Sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 67. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam
- Điều 68. Trường hợp khi được tặng cho, thừa kế nhà ở chỉ được hưởng giá trị của nhà ở
- Điều 69. Xây dựng định hướng phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 70. Xây dựng chương trình phát triển nhà ở của các địa phương
- Điều 71. Quản lý và cung cấp thông tin về nhà ở
- Điều 72. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác phát triển và quản lý nhà ở
- Điều 74. Quản lý hoạt động môi giới bất động sản nhà ở
- Điều 75. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của Bộ Xây dựng
- Điều 76. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của các Bộ, ngành liên quan
- Điều 77. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
- Điều 78. Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở
- Điều 79. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong lĩnh vực nhà ở