Điều 11 Nghị định 89/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới
Điều 11. Xử lý y tế đối với người
1. Đối tượng xử lý y tế:
a) Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
c) Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
d) Người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với đối tượng thuộc điểm a khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh;
b) Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại cửa khẩu. Việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
c) Khám và điều trị ban đầu;
d) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn;
đ) Chuyển về cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định.
3. Đối tượng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp quy định tại điểm a, d khoản 2 Điều này. Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này. Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
4. Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Áp dụng các biện pháp dự phòng;
b) Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh;
c) Lập phương án theo dõi người tiếp xúc.
5. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.
6. Đối với người chưa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì người đó phải làm đơn theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Nghị định 89/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới
- Số hiệu: 89/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 765 đến số 766
- Ngày hiệu lực: 10/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Đối tượng phải khai báo y tế
- Điều 4. Khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
- Điều 5. Nội dung của thông báo khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
- Điều 6. Thực hiện khai báo y tế
- Điều 7. Thu thập thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
- Điều 8. Xử lý thông tin trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 9. Kiểm tra giấy tờ đối với người
- Điều 10. Kiểm tra thực tế đối với người
- Điều 11. Xử lý y tế đối với người
- Điều 12. Đối tượng phải khai báo y tế
- Điều 13. Khai báo y tế với phương tiện vận tải
- Điều 14. Thu thập thông tin trước khi phương tiện vận tải qua biên giới
- Điều 15. Xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải
- Điều 16. Kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện vận tải
- Điều 17. Kiểm tra thực tế đối với phương tiện vận tải
- Điều 18. Xử lý y tế đối với phương tiện vận tải
- Điều 19. Quy định tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh
- Điều 20. Đối tượng phải khai báo y tế đối với hàng hóa
- Điều 21. Khai báo y tế đối với hàng hóa
- Điều 22. Thu thập thông tin trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới
- Điều 23. Xử lý thông tin đối với hàng hóa
- Điều 24. Kiểm tra giấy tờ đối với hàng hóa
- Điều 25. Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa
- Điều 26. Xử lý y tế đối với hàng hóa
- Điều 27. Đối tượng phải khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt
- Điều 28. Khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt
- Điều 29. Thu thập thông tin
- Điều 30. Xử lý thông tin
- Điều 31. Kiểm tra giấy tờ đối với thi thể, hài cốt
- Điều 32. Kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt
- Điều 33. Xử lý y tế đối với thi thể, hài cốt
- Điều 34. Đối tượng phải khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
- Điều 35. Khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
- Điều 36. Thu thập thông tin
- Điều 37. Xử lý thông tin
- Điều 38. Kiểm tra giấy tờ đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
- Điều 39. Kiểm tra thực tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
- Điều 40. Xử lý y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
- Điều 41. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 42. Con dấu, biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế
- Điều 43. Kinh phí cho hoạt động kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 44. Trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cửa khẩu
- Điều 45. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu
- Điều 46. Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và kiểm dịch viên y tế
- Điều 47. Trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải và chủ hàng