Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi là báo cáo kinh tế-kỹ thuật) là báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi) được lập trong trường hợp dự án thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.
2. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các thông tin, dữ liệu được tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
6. Giám sát tác giả là công việc kiểm tra, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh nhằm bảo đảm việc triển khai lắp đặt, cài đặt, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm thương mại hoặc xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu theo đúng thiết kế chi tiết và bảo đảm quyền tác giả đối với thiết kế chi tiết theo quy định.
7. Hồ sơ hoàn thành dự án là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, cần được lưu trữ khi đưa sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án vào khai thác, sử dụng.
8. Kiểm thử phần mềm là việc kiểm tra sự đáp ứng của phần mềm so với yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng và yêu cầu của người sử dụng bằng các kỹ thuật, phương tiện và thiết bị.
9. Mở rộng phần mềm là việc sửa đổi phần mềm để tăng cường chức năng của phần mềm đã có nhằm đáp ứng thêm một số yêu cầu của người sử dụng, yêu cầu nghiệp vụ trong môi trường vận hành, khai thác phần mềm.
10. Nâng cấp phần mềm là việc sửa đổi, làm tăng hiệu năng, khả năng an toàn, bảo mật của phần mềm đã có nhằm tối ưu hóa khả năng xử lý các yêu cầu của người sử dụng và hạn chế tối đa các rủi ro trong môi trường vận hành, khai thác phần mềm.
12. Phần mềm nguồn mở là phần mềm được cung cấp với mã nguồn kèm theo, người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền mua mã nguồn nhưng phải tuân thủ các quy định quốc tế về sử dụng phần mềm nguồn mở.
15. Quản lý chất lượng dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (gọi tắt là quản lý chất lượng) là hoạt động quản lý trong quá trình thực hiện khảo sát; thiết kế; triển khai và giám sát công tác triển khai; kiểm thử hoặc vận hành thử; nghiệm thu, bàn giao nhằm bảo đảm yêu cầu về chất lượng của sản phẩm và chất lượng của dự án.
17. Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin, cơ quan có thẩm quyền khác trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt.
18. Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về mặt chuyên môn của tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hoạt động đầu tư để làm cơ sở cho công tác thẩm định.
20. Thiết kế chi tiết là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh, sơ đồ, các mô tả nội dung thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng khác.
21. Mô hình tổng thể của hệ thống thông tin là mô hình mức cao nhất của một hệ thống thông tin. Mô hình này thể hiện đầy đủ kiến trúc, các lớp/thành phần của một hệ thống thông tin như: người dùng, nghiệp vụ, ứng dụng, dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin (bao gồm bảo đảm an toàn thông tin) và mối quan hệ giữa chúng cùng với các hệ thống bên ngoài có tương tác, tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống đó.
22. Mô hình lô-gic của hệ thống thông tin là mô hình thể hiện mức chi tiết của mô hình tổng thể. Mô hình lô-gic thể hiện quy trình xử lý giữa các thành phần của hệ thống hoặc giữa hệ thống với các hệ thống khác có liên quan để giải quyết các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống đó nhằm đưa ra các kết quả mong muốn.
23. Mô hình vật lý của hệ thống thông tin là mô hình thể hiện mức chi tiết của mô hình lô-gic. Mô hình này biểu diễn thiết kế của hệ thống thông tin dựa trên mô hình lô-gic và giải pháp thiết kế của hệ thống đã được lựa chọn với các thông tin về giải pháp, thông số kỹ thuật và thiết bị, công cụ sử dụng (nếu có) phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Số hiệu: 73/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/09/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 759 đến số 760
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thực hiện quy định của pháp luật về chính sách ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước
- Điều 5. Tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử và bảo đảm khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu
- Điều 6. Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng
- Điều 7. Phân loại dự án
- Điều 8. Chủ đầu tư
- TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ VÀ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
- Điều 9. Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 10. Các bước thiết kế
- Điều 11. Chuẩn bị đầu tư
- Điều 12. Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án
- Điều 13. Lập nhiệm vụ khảo sát và tổ chức thực hiện công tác khảo sát
- Điều 14. Báo cáo kết quả khảo sát
- Điều 15. Nghiệm thu kết quả khảo sát
- Điều 16. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 17. Nội dung chính của thiết kế cơ sở
- Điều 18. Mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ
- Điều 19. Tổng mức đầu tư dự án
- Điều 20. Thẩm quyền, trình tự thẩm định thiết kế cơ sở dự án
- Điều 21. Hồ sơ, nội dung thẩm định thiết kế cơ sở
- Điều 22. Thẩm quyền, trình tự, nội dung thẩm định thiết kế chi tiết dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Điều 23. Điều chỉnh dự án
- THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
- Điều 24. Nội dung công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư
- Điều 25. Khảo sát bổ sung
- Điều 26. Lập thiết kế chi tiết
- Điều 27. Nội dung chính của hồ sơ thiết kế chi tiết
- Điều 28. Dự toán
- Điều 29. Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán
- Điều 30. Điều chỉnh thiết kế chi tiết
- Điều 31. Các trường hợp điều chỉnh dự toán
- Điều 32. Công tác triển khai và giám sát công tác triển khai
- Điều 33. Quản lý tiến độ thực hiện
- Điều 34. Kiểm thử hoặc vận hành thử
- Điều 35. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án
- Điều 36. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án
- KẾT THÚC ĐẦU TƯ, ĐƯA SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC, SỬ DỤNG
- Điều 37. Kết thúc đầu tư, đưa sản phẩm của dự án vào khai thác, sử dụng
- Điều 38. Bảo hành sản phẩm của dự án
- Điều 39. Xử lý tài sản khi dự án kết thúc
- Điều 40. Bảo trì sản phẩm của dự án
- Điều 41. Thanh toán, quyết toán dự án
- TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Điều 42. Các hình thức quản lý dự án
- Điều 43. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý dự án
- Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án và tổ chức tư vấn quản lý dự án
- Điều 45. Nội dung công việc quản lý dự án
- Điều 46. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin
- Điều 47. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin
- Điều 48. Quyền sở hữu thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thuê dịch vụ công nghệ thông tin
- Điều 49. Hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin và tổ chức kiểm thử hoặc vận hành thử
- Điều 50. Thuê dịch vụ công nghệ thông tin tập trung
- Điều 51. Quản lý thực hiện hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Điều 52. Quản lý thực hiện hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Điều 53. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng
- Điều 54. Lập kế hoạch thuê
- Điều 55. Dự toán thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng
- Điều 56. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê
- Điều 57. Điều chỉnh kế hoạch thuê
- Điều 58. Tổ chức kiểm thử, vận hành thử