Điều 30 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Điều 30. Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
1. Trách nhiệm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quan trọng quốc gia; dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài làm vốn góp của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này.
2. Nội dung thẩm định:
a) Sự cần thiết của việc thực hiện dự án: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng và địa phương; lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức PPP so với các hình thức đầu tư khác;
b) Sự phù hợp của các yếu tố cơ bản: mục tiêu và quy mô, địa điểm thực hiện dự án; yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, công nghệ; đơn giá, định mức, giải pháp thiết kế để tiết kiệm chi phí xây dựng công trình của dự án; phương án tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Thiết kế cơ sở được tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng;
c) Hiệu quả của dự án: Kết quả và đóng góp của dự án đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh;
d) Tính khả thi của dự án: Phương án tài chính của dự án, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, sử dụng tài nguyên; khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và giải pháp tổ chức thực hiện để đáp ứng nhu cầu, khả năng thanh toán của người sử dụng; sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
đ) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án: Loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng; rủi ro trong quá trình xây dựng, khai thác, quản lý dự án và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro;
e) Các nội dung cần thiết khác.
3. Đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư công theo phân cấp quy định tại pháp luật về đầu tư công, làm cơ sở để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
4. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;
b) Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;
c) Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ngày.
5. Cơ quan thẩm định có thể tuyển chọn tư vấn để thẩm định một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- Số hiệu: 63/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 585 đến số 586
- Ngày hiệu lực: 19/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực đầu tư và phân loại dự án
- Điều 5. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 6. Nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư
- Điều 7. Ban chỉ đạo về PPP và đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP
- Điều 8. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 9. Trình tự thực hiện dự án PPP
- Điều 10. Vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư
- Điều 11. Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
- Điều 12. Xác định giá trị phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
- Điều 13. Lập kế hoạch vốn đầu tư công làm phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
- Điều 14. Lập dự toán nguồn chi thường xuyên và nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công làm phần vốn thanh toán cho nhà đầu tư
- Điều 15. Thực hiện phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
- Điều 16. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 17. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 18. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
- Điều 19. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 20. Điều kiện và nội dung quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 21. Công bố dự án
- Điều 22. Điều kiện đề xuất dự án
- Điều 23. Hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư
- Điều 24. Quyết định chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất
- Điều 25. Công bố dự án do nhà đầu tư đề xuất
- Điều 28. Trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 29. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 30. Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 31. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 32. Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 33. Trình tự thực hiện dự án theo hợp đồng BT
- Điều 34. Phương thức thanh toán cho nhà đầu tư trong hợp đồng BT
- Điều 35. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng BT theo phương thức sử dụng giá trị quyền sử dụng đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 36. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng BT theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư
- Điều 37. Lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 38. Thành lập doanh nghiệp dự án
- Điều 39. Ký kết hợp đồng dự án
- Điều 40. Nội dung hợp đồng dự án
- Điều 41. Công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 42. Quyền tiếp nhận dự án của bên cho vay
- Điều 43. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án
- Điều 44. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án
- Điều 45. Thời hạn hợp đồng dự án
- Điều 46. Áp dụng pháp luật nước ngoài
- Điều 47. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 48. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
- Điều 49. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Điều 50. Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng
- Điều 51. Giám sát thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 52. Giám sát chất lượng công trình
- Điều 53. Quản lý và kinh doanh công trình dự án
- Điều 54. Giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu
- Điều 55. Hỗ trợ thu giá, phí dịch vụ
- Điều 56. Giám sát và đánh giá đầu tư, công khai tài chính
- Điều 59. Ưu đãi đầu tư
- Điều 60. Thuế đối với các nhà thầu tham gia thực hiện dự án
- Điều 61. Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và doanh nghiệp khác
- Điều 62. Thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình dự án
- Điều 63. Bảo đảm thực hiện quyền sử dụng đất
- Điều 64. Bảo đảm cân đối ngoại tệ
- Điều 65. Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng
- Điều 66. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản
- Điều 67. Giải quyết tranh chấp
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 71. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 73. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 74. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh