Chương 9 Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động ngoại hối góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân, phát hiện, tố giác và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Các hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối
Các hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối gồm có:
1. Kinh doanh ngoại hối không có giấy phép, hoặc kinh doanh không đúng với nội dung ghi trong giấy phép của Ngân hàng Nhà nước;
2. Hoạt động ngoại hối khi đã bị đình chỉ, chấm dứt, thu hồi giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết hạn;
3. Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài khi chưa được phép;
4. Có ngoại tệ gửi ở nước ngoài khi chưa được phép hoặc có ngoại tệ gửi ở nước ngoài quá mức quy định;
5. Chuyển hay mang ngoại hối ra nước ngoài, mua bán, thanh toán và cho vay ngoại hối trái với quy định;
6. Không chấp hành các quy định về trạng thái ngoại hối hoặc trạng thái đồng Việt Nam, niêm yết tỷ giá sai quy định; mua, bán ngoại tệ không đúng với tỷ giá niêm yết;
7. Che dấu hoặc đồng loã với hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
8. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Mọi tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Điều 40. Hình thức xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối quy định tại
Điều 41. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ngoại hối của thanh tra Ngân hàng Nhà nước
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng các hình thức xử phạt hành chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và các biện pháp khác theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.
Điều 42. Khiếu nại, khiếu kiện về quyết định xử lý vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngoại hối và hoạt động ngoại hối có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khiếu kiện tại Toà án. Việc khiếu nại, khiếu kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khiếu kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Toà án.
Điều 43. Xử lý ngoại hối tạm giữ
Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý, ngoại hối tạm giữ chờ xử lý phải gửi bảo quản tại ngân hàng nơi gần nhất trong thời gian chậm nhất là 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Ngoại hối tịch thu theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối
- Số hiệu: 63/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/08/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: 01/09/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Quản lý nhà nước về ngoại hối
- Điều 3. áp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài trong hoạt động ngoại hối với nước ngoài
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Mở tài khoản ngoại tệ ở trong nước và sử dụng ngoại tệ trên tài khoản của Người cư trú
- Điều 6. Mở tài khoản ngoại tệ ở trong nước và sử dụng ngoại tệ trên tài khoản của Người không cư trú
- Điều 7. Quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân
- Điều 8. Mở tài khoản đồng Việt Nam ở trong nước và sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản của Người không cư trú
- Điều 9. Mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài của Người cư trú
- Điều 10. Quản lý việc mở và sử dụng tài khoản ở trong nước và ở nước ngoài
- Điều 11. Chuyển ngoại tệ về Việt Nam từ các nguồn thu vãng lai Người cư trú là tổ chức có ngoại tệ từ các nguồn thu vãng lai ở nước ngoài phải chuyển toàn bộ ngoại tệ về Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại Ngân hàng được phép.
- Điều 12. Nghĩa vụ bán ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức
- Điều 13. Quyền mua ngoại tệ của tổ chức
- Điều 14. Mua và chuyển ngoại tệ của cá nhân
- Điều 15. Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng ViệtNam bằng tiền mặt và vàng tiêu chuẩn quốc tế khi xuất, nhập cảnh
- Điều 16. Chuyển ngoại tệ về Việt Nam của các giao dịch vốn Người cư trú là các tổ chức có ngoại tệ thu được từ các giao dịch vốn ở nước ngoài phải chuyển toàn bộ về Việt Nam và gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại các ngân hàng được phép, trường hợp để ở nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc bán ngoại tệ thu được từ các giao dịch vốn cho các ngân hàng được phép được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận.
- Điều 17. Quản lý vay và trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài
- Điều 18. Đầu tư trực tiếp
- Điều 19. Đầu tư vào các giấy tờ có giá
- Điều 20. Quản lý ngoại hối trong trường hợp định cư
- Điều 21. Cấp giấy phép hoạt động ngoại hối
- Điều 22. Phạm vi hoạt động ngoại hối
- Điều 23. Điều kiện để được phép hoạt động ngoại hối
- Điều 24. Cho vay và thu hồi nợ trong nước bằng ngoại tệ
- Điều 25. Phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
- Điều 26. Xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
- Điều 27. Duy trì trạng thái ngoại hối và đồng Việt Nam
- Điều 28. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối trong việc niêm yết tỷ giá và mua bán ngoại tệ
- Điều 29. Kiểm tra chứng từ
- Điều 30. Thanh tra, giám sát và báo cáo
- Điều 31. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế
- Điều 32. Sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế
- Điều 33. Quản lý vàng không phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế
- Điều 36. Cung cấp thông tin của tổ chức và cá nhân
- Điều 37. Quyền hạn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng
- Điều 38. Khen thưởng
- Điều 39. Các hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối
- Điều 40. Hình thức xử lý vi phạm
- Điều 41. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ngoại hối của thanh tra Ngân hàng Nhà nước
- Điều 42. Khiếu nại, khiếu kiện về quyết định xử lý vi phạm hành chính
- Điều 43. Xử lý ngoại hối tạm giữ