Điều 8 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
Điều 8. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra hoạt động Thừa phát lại;
c) Bồi dưỡng, đào tạo Thừa phát lại;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại; cấp, thu hồi thẻ Thừa phát lại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quy hoạch, phát triển nghề Thừa phát lại ở địa phương; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại;
b) Cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
c) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại.
4. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại;
b) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
c) Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại;
d) Kiểm tra, thanh tra hoạt động của Thừa phát lại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 61/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/07/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 369 đến số 370
- Ngày hiệu lực: 09/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
- Điều 4. Đảm bảo hiệu lực hoạt động của Thừa phát lại
- Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại
- Điều 6. Những việc Thừa phát lại không được làm
- Điều 7. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại
- Điều 8. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại
- Điều 9. Chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức hành nghề Thừa phát lại
- Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 11. Thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 12. Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 13. Miễn nhiệm Thừa phát lại
- Điều 14. Xử lý vi phạm của Thừa phát lại
- Điều 15. Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 16. Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại
- Điều 17. Thủ tục thành lập văn phòng Thừa phát lại
- Điều 18. Đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại
- Điều 19. Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại
- Điều 20. Xử lý vi phạm đối với văn phòng Thừa phát lại
- Điều 21. Thẩm quyền, phạm vi tống đạt
- Điều 22. Giao, nhận văn bản tống đạt
- Điều 23. Thủ tục tống đạt
- Điều 24. Thỏa thuận về việc tống đạt
- Điều 25. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng
- Điều 26. Thủ tục lập vi bằng
- Điều 27. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
- Điều 28. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập
- Điều 29. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
- Điều 30. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 31. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 32. Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 33. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 34. Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 35. Quyền yêu cầu thi hành án
- Điều 36. Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 37. Quyết định thi hành án
- Điều 38. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
- Điều 39. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 40. Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ
- Điều 41. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 42. Thanh toán tiền thi hành án
- Điều 43. Chấm dứt việc thi hành án
- Điều 44. Thỏa thuận về thi hành án