Chương 3 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
THỦ TỤC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA THỪA PHÁT LẠI
MỤC 1. TỐNG ĐẠT VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CỦA TÒA ÁN
Điều 21. Thẩm quyền, phạm vi tống đạt
1. Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh; Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các Tòa án nhân dân quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự tại khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 22. Giao, nhận văn bản tống đạt
Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải lập danh mục các quyết định, giấy tờ cần tống đạt bàn giao cho văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ thời gian cần thực hiện xong việc tống đạt. Danh mục các quyết định, giấy tờ cần tống đạt phải lập thành 02 bản, khi bàn giao đại diện văn phòng Thừa phát lại, đại diện của Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án phải ký vào danh mục tài liệu, mỗi bên giữ 01 bản.
Quyết định, giấy tờ cần tống đạt nhận từ Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án phải được vào sổ theo dõi của văn phòng Thừa phát lại.
1. Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
2. Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ thụ lý quyết định, giấy tờ cần tống đạt.
5. Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.
Điều 24. Thỏa thuận về việc tống đạt
1. Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa văn phòng Thừa phát lại với Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung chính sau:
a) Văn bản cần tống đạt; công việc cần thông báo;
b) Thời gian thực hiện hợp đồng;
c) Thủ tục việc tống đạt hay thông báo;
d) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
đ) Phí thực hiện tống đạt.
2. Một Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng với một văn phòng Thừa phát lại. Một văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh quy định tại
1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp quy định tại
2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1. Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
3. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
4. Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
5. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.
Điều 27. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
1. Vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
c) Người tham gia khác (nếu có);
d) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
đ) Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
g) Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
2. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Điều 28. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập
1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
1. Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau:
a) Nội dung cần lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác, nếu có.
2. Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Người yêu cầu phải cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng, nếu có.
3. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi việc thỏa thuận lập vi bằng.
MỤC 3. XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 31. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
1. Việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp xác minh. Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải lập biên bản.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
2. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
3. Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án.
Điều 32. Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
2. Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Điều 33. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án. Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự;
b) Thời gian thực hiện việc xác minh;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Chi phí xác minh;
đ) Các thỏa thuận khác, nếu có.
2. Văn phòng Thừa phát lại phải ghi nhận việc thỏa thuận trên vào sổ theo dõi.
MỤC 4. TRỰC TIẾP THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH THEO YÊU CẦU CỦA ĐƯƠNG SỰ
Điều 34. Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.
Điều 35. Quyền yêu cầu thi hành án
1. Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
2. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 37. Quyết định thi hành án
1. Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Quyết định thi hành án có các nội dung:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;
b) Ngày, tháng, năm ra văn bản;
c) Nội dung yêu cầu người phải thi hành án thi hành;
d) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.
3. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi quyết định thi hành án.
4. Quyết định thi hành án phải được gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.
Điều 38. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại khoản 3, Điều 66 của Luật Thi hành án dân sự. khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên, thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 của Luật Thi hành án dân sự.
Điều 39. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại Điều 71 của Luật thi hành án dân sự, trừ trường hợp đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại
2. Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại ra quyết định cưỡng chế thi hành án;
b) Căn cứ ra quyết định cưỡng chế;
c) Đối tượng và biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng;
d) Thời gian, địa điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
3. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ như Chấp hành viên và thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ, văn phòng Thừa phát lại phải lập kế hoạch cưỡng chế; có văn bản gửi Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, kèm theo hồ sơ thi hành án để Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh
xem xét, ra quyết định cưỡng chế thi hành án và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án.
2. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của văn phòng Thừa phát lại, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh phải ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Đối với đề nghị cần áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay để bảo đảm thi hành án, thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh phải có ý kiến trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của văn phòng Thừa phát lại.
Trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được phê duyệt, Thừa phát lại thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự và quy định của Nghị định này về cưỡng chế thi hành án.
Điều 41. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Thừa phát lại chịu chi phí cưỡng chế thi hành án nếu việc cưỡng chế phải thực hiện lại do lỗi của Thừa phát lại.
3. Người được thi hành án và Thừa phát lại có thể thỏa thuận về việc hỗ trợ thêm khoản chi phí cưỡng chế để tổ chức việc cưỡng chế thi hành án.
Điều 42. Thanh toán tiền thi hành án
Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án, được thanh toán như sau:
2. Nếu người phải thi hành án phải thi hành đối với nhiều người được thi hành án khác nhau do cùng một văn phòng Thừa phát lại thụ lý, thi hành, thì số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào được thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Việc thanh toán thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
Nếu trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án.
4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Thừa phát lại phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này.
6. Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự trong việc xử lý tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án.
Điều 43. Chấm dứt việc thi hành án
1. Việc thi hành án của Thừa phát lại chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Người phải thi hành án đã thực hiện xong các nghĩa vụ thi hành án theo văn bản yêu cầu thi hành án hoặc người phải thi hành án, người được thi hành án là cá nhân chết, tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể mà không có ai kế thừa quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
b) Vụ việc bị đình chỉ theo quy định của pháp luật;
c) Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thi hành án của Thừa phát lại:
a) Khi việc thi hành án chấm dứt, văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý văn bản yêu cầu thi hành án;
b) Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận, thì văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật thi hành án dân sự và pháp luật về tài sản vắng chủ.
Điều 44. Thỏa thuận về thi hành án
1. Người yêu cầu thi hành án và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về việc thi hành án. Văn bản thỏa thuận thể hiện dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
b) Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
c) Chi phí, phương thức thanh toán;
d) Các thỏa thuận khác, nếu có.
Văn bản thỏa thuận thi hành án được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ thụ lý văn bản thỏa thuận về thi hành án.
Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 61/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/07/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 369 đến số 370
- Ngày hiệu lực: 09/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
- Điều 4. Đảm bảo hiệu lực hoạt động của Thừa phát lại
- Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại
- Điều 6. Những việc Thừa phát lại không được làm
- Điều 7. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại
- Điều 8. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại
- Điều 9. Chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức hành nghề Thừa phát lại
- Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 11. Thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 12. Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại
- Điều 13. Miễn nhiệm Thừa phát lại
- Điều 14. Xử lý vi phạm của Thừa phát lại
- Điều 15. Văn phòng Thừa phát lại
- Điều 16. Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại
- Điều 17. Thủ tục thành lập văn phòng Thừa phát lại
- Điều 18. Đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại
- Điều 19. Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại
- Điều 20. Xử lý vi phạm đối với văn phòng Thừa phát lại
- Điều 21. Thẩm quyền, phạm vi tống đạt
- Điều 22. Giao, nhận văn bản tống đạt
- Điều 23. Thủ tục tống đạt
- Điều 24. Thỏa thuận về việc tống đạt
- Điều 25. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng
- Điều 26. Thủ tục lập vi bằng
- Điều 27. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
- Điều 28. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập
- Điều 29. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
- Điều 30. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 31. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 32. Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 33. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 34. Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 35. Quyền yêu cầu thi hành án
- Điều 36. Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại
- Điều 37. Quyết định thi hành án
- Điều 38. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
- Điều 39. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 40. Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ
- Điều 41. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 42. Thanh toán tiền thi hành án
- Điều 43. Chấm dứt việc thi hành án
- Điều 44. Thỏa thuận về thi hành án