Điều 76 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Bộ Xây dựng
a) Thống nhất quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các quy định của Nghị định này;
b) Chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị).
2. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành, cụ thể:
a) Bộ Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này);
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
c) Bộ Công Thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành (trừ công trình công nghiệp nhẹ);
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định chi tiết về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; cơ chế hoạt động của hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; quyết định phân cấp thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền; chỉ đạo, kiểm tra các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành, cụ thể:
a) Sở Xây dựng đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị);
b) Sở Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định quy định tại Điểm a Khoản này);
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Sở Công Thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra phòng có chức năng quản lý về xây dựng trực thuộc tổ chức thực hiện công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng các công trình theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thành lập, tổ chức sắp xếp lại các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của Nghị định này. Trường hợp cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến quy định của Nghị định này thì phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi ban hành.
Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Số hiệu: 59/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 641 đến số 642
- Ngày hiệu lực: 05/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 4. Chủ đầu tư xây dựng
- Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Điều 6. Trình tự đầu tư xây dựng
- Điều 7. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 8. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng
- Điều 9. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 10. Thẩm quyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
- Điều 11. Trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
- Điều 12. Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở
- Điều 15. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 16. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 17. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
- Điều 18. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực
- Điều 19. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
- Điều 20. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 21. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
- Điều 22. Quản lý dự án của tổng thầu xây dựng
- Điều 23. Các bước thiết kế xây dựng
- Điều 24. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Điều 25. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách
- Điều 26. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác
- Điều 27. Nội dung thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
- Điều 28. Nội dung phê duyệt thiết kế xây dựng
- Điều 29. Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng
- Điều 30. Quy trình thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình
- Điều 31. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
- Điều 32. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
- Điều 33. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
- Điều 34. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
- Điều 35. Quản lý môi trường xây dựng
- Điều 36. Quản lý các công tác khác
- Điều 37. Nghiệm thu đưa công trình và khai thác sử dụng
- Điều 38. Kết thúc xây dựng công trình
- Điều 39. Vận hành công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng
- Điều 44. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 46. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
- Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
- Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
- Điều 50. Chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng
- Điều 51. Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng
- Điều 52. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
- Điều 53. Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường
- Điều 54. Điều kiện năng lực đối với giám đốc quản lý dự án
- Điều 55. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 56. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 57. Điều kiện chung
- Điều 58. Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 59. Chứng chỉ năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
- Điều 60. Chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
- Điều 61. Chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Điều 62. Chứng chỉ năng lực của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Điều 63. Chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án
- Điều 64. Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 65. Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
- Điều 66. Chứng chỉ năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng
- Điều 67. Chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 68. Điều kiện của tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng
- Điều 69. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng
- Điều 70. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
- Điều 71. Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 72. Hồ sơ đề nghị, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 73. Thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài
- Điều 75. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài