Điều 34 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
1. Việc phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Trước khi tái sử dụng mặt bằng phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường liên quan;
b) Trong thời gian chờ sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp, việc xử lý nước rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường;
c) Theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc sau khi đóng bãi chôn lấp và chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn;
d) Lập bản đồ địa hình của khu vực sau khi đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn;
đ) Đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo;
e) Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục quản lý và sử dụng;
g) Khi tái sử dụng mặt bằng bãi chôn lấp, phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất của các lỗ khoan khí chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gas nhỏ hơn 5% mới được phép san ủi lại.
2. Quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn, chấm dứt hoạt động xử lý và chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
a) Thực hiện phục hồi và cải thiện cảnh quan môi trường khu vực xử lý chất thải rắn và bãi chôn lấp;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đóng bãi chôn lấp, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, về hiện trạng của bãi chôn lấp và các công trình phụ trợ. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn có đủ năng lực thực hiện, bao gồm các nội dung sau:
- Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải, hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm...;
- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải từ bãi chôn lấp ra môi trường, chất lượng nước ngầm, môi trường không khí;
- Việc tuân thủ những quy định hiện hành cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực bãi chôn lấp. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp chưa tuân thủ các quy định hiện hành và phải nêu các biện pháp khắc phục;
- Các bản vẽ hiện trạng cơ sở xử lý và bãi chôn lấp chất thải rắn.
c) Sau khi đóng bãi chôn lấp, không được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas; phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.
3. Trước khi bàn giao mặt bằng cho cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phải lập và bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cơ quan lưu trữ địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Nội dung hồ sơ lưu trữ bao gồm:
a) Tài liệu đo đạc và khảo sát địa chất công trình;
b) Toàn bộ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ hoàn công các hạng mục công trình xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn;
c) Các chứng từ, sổ nhật ký theo dõi việc tiếp nhận và xử lý chất thải rắn trong quá trình hoạt động;
d) Các báo cáo giám sát môi trường theo định kỳ;
đ) Phương án đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động;
e) Phương án bảo vệ môi trường;
g) Phương án quan trắc, giám sát chất lượng môi trường;
h) Báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường cơ sở xử lý chất thải rắn tại thời điểm đóng bãi, chấm dứt hoạt động;
i) Các hồ sơ khác có liên quan.
4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- Số hiệu: 59/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/04/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 290 đến số 291
- Ngày hiệu lực: 18/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn
- Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn
- Điều 6. Các hành vi bị cấm
- Điều 7. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn
- Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ
- Điều 9. Cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ
- Điều 10. Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản lý chất thải rắn
- Điều 11. Nguồn vốn cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn
- Điều 12. Nguyên tắc đầu tư
- Điều 13. Đầu tư quản lý chất thải rắn
- Điều 14. Nguồn vốn đầu tư và ưu đãi đầu tư
- Điều 15. Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn
- Điều 16. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn
- Điều 17. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn
- Điều 18. Chuyển nhượng cơ sở xử lý chất thải rắn
- Điều 19. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
- Điều 20. Phân loại chất thải rắn thông thường
- Điều 21. Phân loại chất thải rắn nguy hại
- Điều 22. Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn thông thường
- Điều 23. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại
- Điều 24. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường
- Điều 25. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại
- Điều 26. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
- Điều 27. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại
- Điều 28. Trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn
- Điều 29. Các công nghệ xử lý chất thải rắn
- Điều 30. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn
- Điều 31. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành
- Điều 32. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn
- Điều 33. Quan trắc chất lượng môi trường tại cơ sở xử lý chất thải rắn
- Điều 34. Phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp và chấm dứt hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải rắn