Mục 1 Chương 3 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
Mục 1. NẠO VÉT DUY TU TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 9. Nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa
Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng là dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải, nạo vét duy tu đường thủy nội địa là dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 10. Phân công tổ chức thực hiện
1. Cơ quan giao kế hoạch, dự toán:
a) Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch nạo vét duy tu, dự toán chi ngân sách nhà nước đối với nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch nạo vét duy tu, dự toán chi ngân sách nhà nước đối với nạo vét duy tu đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa quốc gia được phân cấp.
2. Đối với dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia: Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng; Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện thẩm quyền của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Đối với dự án nạo vét duy tu đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa quốc gia được phân cấp cho địa phương quản lý (sau đây gọi là đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý): Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư và giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền của chủ đầu tư.
Điều 11. Hình thức thực hiện
1. Hình thức nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước gồm nạo vét theo khối lượng thực tế và nạo vét theo chất lượng thực hiện.
2. Bộ Giao thông vận tải:
a) Quyết định hình thức thực hiện nạo vét duy tu đối với luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia;
b) Quy định chi tiết về nạo vét theo chất lượng thực hiện, nạo vét khẩn cấp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thực hiện nạo vét duy tu đối với đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Điều 12. Trình tự thực hiện
Dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện theo các bước sau:
1. Lập kế hoạch nạo vét duy tu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
6. Bàn giao mặt bằng, tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công công trình theo quy định tại các Điều 17, 18 Nghị định này.
7. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
8. Thực hiện các quy định về quản lý chất nạo vét theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 13. Lập kế hoạch nạo vét duy tu
1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia do Bộ Giao thông vận tải quản lý trong kế hoạch bảo trì hằng năm.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch nạo vét duy tu đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trong kế hoạch bảo trì hằng năm.
Điều 14. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước
1. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập dự toán chi ngân sách nhà nước trình Bộ Giao thông vận tải tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định.
2. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giao dự toán chi cho các dự án nạo vét duy tu đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
4. Việc giao dự toán chi các dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa căn cứ trên cơ sở kế hoạch bảo trì công trình hàng hải, đường thủy nội địa được duyệt, không bắt buộc phải có Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 15. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Thiết kế bản vẽ thi công của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được lập trên cơ sở bình đồ độ sâu kèm theo thông báo hàng hải luồng hàng hải, thông báo luồng đường thủy nội địa gần nhất trong năm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc thực hiện khảo sát đo đạc. Khối lượng nạo vét thiết kế gồm khối lượng tính toán theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và khối lượng sa bồi dự kiến từ thời điểm khảo sát đo đạc thông báo hàng hải, thông báo luồng đường thủy nội địa đến thời điểm khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng.
Điều 16. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Chủ đầu tư tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật. Đối với công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 17. Bàn giao mặt bằng thi công
Chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác khảo sát đo đạc để xác định khối lượng bàn giao mặt bằng. Công tác khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng được triển khai trước thời điểm bắt đầu thi công nạo vét tối đa không quá 15 ngày. Khối lượng bàn giao mặt bằng là căn cứ để xác định giá trị hợp đồng chính thức.
Điều 18. Tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công
Công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý thi công đối với nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa, thực hiện theo quy định tại các Điều 4, Điều 5 Nghị định này, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và quy định của pháp luật liên quan.
Điều 19. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán
1. Công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình được thực hiện trên cơ sở các quy định của hợp đồng đã ký kết, khối lượng thực tế thi công được nghiệm thu phù hợp với phạm vi, yêu cầu của thiết kế; các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu áp dụng cho công trình; phù hợp với hồ sơ mời thầu, hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về quản lý chi phí, về hợp đồng xây dựng áp dụng cho công trình và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu giai đoạn thi công (nếu có), hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng theo quy định.
3. Đối với nạo vét theo chất lượng thực hiện, công tác nghiệm thu được thực hiện như sau:
a) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành dự án nạo vét theo giai đoạn thực hiện đối với từng giai đoạn thi công (06 tháng, 01 năm);
b) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành dự án nạo vét khi kết thúc thời gian thực hiện hợp đồng;
c) Việc nghiệm thu quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này được căn cứ trên cơ sở chất lượng công việc thực hiện (không xác định trên cơ sở khối lượng nạo vét) và phải lập thành Biên bản.
Nghị định 57/2024/NĐ-CP quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- Số hiệu: 57/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/05/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
- Điều 5. Yêu cầu đối với công tác thi công, đổ chất nạo vét
- Điều 6. Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường
- Điều 7. Quy định về khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét
- Điều 8. Quy định về quản lý chất nạo vét
- Điều 9. Nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa
- Điều 10. Phân công tổ chức thực hiện
- Điều 11. Hình thức thực hiện
- Điều 12. Trình tự thực hiện
- Điều 13. Lập kế hoạch nạo vét duy tu
- Điều 14. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước
- Điều 15. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Điều 16. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 17. Bàn giao mặt bằng thi công
- Điều 18. Tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công
- Điều 19. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán
- Điều 20. Nạo vét luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia
- Điều 21. Nạo vét đường thủy nội địa địa phương
- Điều 22. Nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm
- Điều 23. Trình tự thực hiện dự án
- Điều 24. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án
- Điều 25. Chi phí dự án
- Điều 26. Lập danh mục dự án
- Điều 27. Công bố danh mục dự án
- Điều 28. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 29. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 30. Tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và phê duyệt dự án
- Điều 31. Điều chỉnh dự án
- Điều 32. Lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 33. Ký kết hợp đồng dự án
- Điều 34. Nội dung hợp đồng dự án
- Điều 35. Thời hạn hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng, sửa đổi hợp đồng dự án, chấm dứt hợp đồng dự án
- Điều 36. Điều kiện triển khai và lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
- Điều 37. Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 38. Giám sát thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 39. Bàn giao dự án
- Điều 40. Xác định giá trị sản phẩm tận thu
- Điều 41. Nguyên tắc thanh toán giá trị phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện dự án và giá trị sản phẩm tận thu
- Điều 42. Kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư