Chương 6 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 76. Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình.
2. Tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ không được lợi dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.
4. Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.
5. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:
a) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;
b) Nếu thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không công bố thông tin theo quy định tại Điểm a Khoản này thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;
c) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được tham gia hòa giải tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với người bán trên website thương mại điện tử của mình.
Điều 77. Thanh tra, kiểm tra trong thương mại điện tử
1. Các thương nhân, tổ chức quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này chịu sự kiểm tra định kỳ hàng năm của Bộ Công Thương về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này và những văn bản có liên quan. Kết quả kiểm tra được công bố trên cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
2. Các thương nhân, tổ chức quy định tại Mục 1 và 2 Chương IV Nghị định này chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật.
Điều 78. Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử:
a) Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử tại
b) Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử;
c) Vi phạm quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong thương mại điện tử;
d) Vi phạm quy định về thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
e) Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử;
g) Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử;
h) Vi phạm quy định về an toàn thanh toán trong thương mại điện tử;
i) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
k) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân, tổ chức đã bị chấm dứt đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
m) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan quản lý xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của thương nhân, tổ chức để ra quyết định đình chỉ hoạt động/tước quyền sử dụng giấy phép hoặc hủy bỏ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đối với các vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.
5. Thanh tra Bộ Công Thương, Cơ quan quản lý thị trường, Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước khác có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- Số hiệu: 52/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/05/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 289 đến số 290
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
- Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Điều 7. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
- Điều 8. Thống kê về thương mại điện tử
- Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
- Điều 10. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử
- Điều 11. Địa điểm kinh doanh của các bên
- Điều 12. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng không có bên nhận cụ thể
- Điều 13. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
- Điều 14. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử
- Điều 15. Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 16. Cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
- Điều 17. Đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 18. Rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng
- Điều 19. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 20. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 21. Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
- Điều 22. Thủ tục chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến khác
- Điều 23. Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử mua hàng
- Điều 24. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
- Điều 25. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
- Điều 26. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
- Điều 27. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 28. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 29. Thông tin về người sở hữu website
- Điều 30. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
- Điều 31. Thông tin về giá cả
- Điều 32. Thông tin về điều kiện giao dịch chung
- Điều 33. Thông tin về vận chuyển và giao nhận
- Điều 34. Thông tin về các phương thức thanh toán
- Điều 35. Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 36. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 37. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 38. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 39. Cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến
- Điều 40. Thông tin về hoạt động khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến
- Điều 41. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến
- Điều 42. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
- Điều 43. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
- Điều 44. Cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
- Điều 45. Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến
- Điều 46. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
- Điều 47. Trách nhiệm của người bán trên website đấu giá trực tuyến
- Điều 48. Địa điểm và thời gian đấu giá
- Điều 49. Thông báo đấu giá hàng hóa
- Điều 50. Xác định người mua hàng
- Điều 51. Thông báo kết quả đấu giá
- Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 56. Sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại, chấm dứt đăng ký
- Điều 57. Nghĩa vụ báo cáo
- Điều 58. Thẩm quyền cấp đăng ký
- Điều 59. Công khai thông tin đăng ký
- Điều 60. Nguyên tắc chung
- Điều 61. Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
- Điều 62. Hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử
- Điều 63. Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử
- Điều 64. Chức năng của Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử
- Điều 65. Danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký
- Điều 66. Danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
- Điều 67. Danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng
- Điều 68. Trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
- Điều 69. Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
- Điều 70. Xin phép người tiêu dùng khi tiến hành thu thập thông tin
- Điều 71. Sử dụng thông tin cá nhân
- Điều 72. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cá nhân
- Điều 73. Kiểm tra, cập nhật và điều chỉnh thông tin cá nhân
- Điều 74. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến
- Điều 75. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử