Mục 1 Chương 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
MỤC 1. CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
3. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.
Điều 10. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử
1. Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử.
2. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.
3. Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử.
Điều 11. Địa điểm kinh doanh của các bên
1. Địa điểm kinh doanh của mỗi bên là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ bên đó không có địa điểm kinh doanh tại địa điểm này.
2. Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.
3. Trong trường hợp một cá nhân không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là nơi đăng ký thường trú của cá nhân đó.
4. Một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng hoặc chỉ là nơi các bên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó.
5. Một địa danh gắn với tên miền hay địa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết liên quan tới địa điểm kinh doanh của bên đó.
Điều 12. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng không có bên nhận cụ thể
Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng. Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.
Điều 13. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết.
Điều 14. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử
1. Trường hợp một người mắc phải lỗi nhập thông tin trong một chứng từ điện tử được sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự động này không hỗ trợ cho người đó sửa lại lỗi thì người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu đáp ứng hai điều kiện sau:
a) Ngay khi biết có lỗi, người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này;
b) Người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa, dịch vụ nhận được từ bên kia.
2. Quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi không ảnh hưởng tới trách nhiệm giải quyết hậu quả các lỗi phát sinh ngoài những quy định tại Khoản 1 Điều này.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- Số hiệu: 52/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/05/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 289 đến số 290
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
- Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Điều 7. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
- Điều 8. Thống kê về thương mại điện tử
- Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
- Điều 10. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử
- Điều 11. Địa điểm kinh doanh của các bên
- Điều 12. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng không có bên nhận cụ thể
- Điều 13. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
- Điều 14. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử
- Điều 15. Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 16. Cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
- Điều 17. Đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 18. Rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng
- Điều 19. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 20. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 21. Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
- Điều 22. Thủ tục chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến khác
- Điều 23. Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử mua hàng
- Điều 24. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
- Điều 25. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
- Điều 26. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
- Điều 27. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 28. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 29. Thông tin về người sở hữu website
- Điều 30. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
- Điều 31. Thông tin về giá cả
- Điều 32. Thông tin về điều kiện giao dịch chung
- Điều 33. Thông tin về vận chuyển và giao nhận
- Điều 34. Thông tin về các phương thức thanh toán
- Điều 35. Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 36. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 37. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 38. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 39. Cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến
- Điều 40. Thông tin về hoạt động khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến
- Điều 41. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến
- Điều 42. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
- Điều 43. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
- Điều 44. Cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
- Điều 45. Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến
- Điều 46. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
- Điều 47. Trách nhiệm của người bán trên website đấu giá trực tuyến
- Điều 48. Địa điểm và thời gian đấu giá
- Điều 49. Thông báo đấu giá hàng hóa
- Điều 50. Xác định người mua hàng
- Điều 51. Thông báo kết quả đấu giá
- Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 56. Sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại, chấm dứt đăng ký
- Điều 57. Nghĩa vụ báo cáo
- Điều 58. Thẩm quyền cấp đăng ký
- Điều 59. Công khai thông tin đăng ký
- Điều 60. Nguyên tắc chung
- Điều 61. Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
- Điều 62. Hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử
- Điều 63. Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử
- Điều 64. Chức năng của Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử
- Điều 65. Danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký
- Điều 66. Danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
- Điều 67. Danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng
- Điều 68. Trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
- Điều 69. Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
- Điều 70. Xin phép người tiêu dùng khi tiến hành thu thập thông tin
- Điều 71. Sử dụng thông tin cá nhân
- Điều 72. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cá nhân
- Điều 73. Kiểm tra, cập nhật và điều chỉnh thông tin cá nhân
- Điều 74. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến
- Điều 75. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử